STT %OC
Bãi triều cao Bãi triều thấp
1 0,21 0,37
2 0,21 0,52
3 0,31 1,04
4 0,10 0,98
6 0,62 0,88
7 0,85 -
Dựa vào bảng trên ta thấy hàm lượng cacbon tích lũy trong đất tại 06 mẫu BTT khá cao từ 0,37%C đến 1,04%C. Trong khi đó hàm lượng cacbon tích lũy trong BTC là thấp hơn, trung bình chỉ từ 0,10%C đến 0,36%C. Như vậy, hàm lượng cacbon tích lũy trong đất tại BTT cao hơn từ 2 đến 4 lần so với BTC. Điều này có thể giải thích rằng, BTT do có thời gian ngập nước đủ dài tạo điều kiện cho các quá trình phân hủy lượng rơi xác thực vật chậm lại. Do đó, sự tích luỹ cacbon trong đất rừng ngày càng cao và là nguồn dinh dưỡng cho cây rừng, đồng thời là thức ăn giàu đạm cho các loài động vật đáy cư trú trong RNM.
Hình 3.5: Hàm lượng cacbon trong đất tại BTC và BTT
Hình 3.5 cho thấy hàm lượng cacbon trong đất tại BTT cao hơn nhiều so với BTC, tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi rừng và thành phần trầm tích. Vấn đề này sẽ được lý giải cụ thể ở các phần sau.
III.3.2. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất theo đặc điểm trầm tích
Đất RNM được hình thành do phù sa của các con sông mang ra từ lục địa và sự bồi tụ của trầm tích biển. Đặc điểm của đất RNM phụ thuộc vào chất lượng phù sa và trầm tích biển. RNM khu vực nghiên cứu thuộc xã Giao Lạc, Giao An, Giao
Xuân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định nằm giữa hai cửa sông là sông Hồng (cửa Ba Lạt) và sơng Sị (cửa Hà Lận) nên hệ thống RNM ở đây tiếp nhận lượng phù sa rất lớn từ hai sông này và trầm tích biển do thuỷ triều mang vào.
Đặc điểm địa hóa khu vực nghiên cứu khá thuận lợi: độ pH nước của đất trung tính hoặc kiềm nhẹ rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ngập mặn và là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là vi khuẩn. Vi sinh vật phát triển mạnh là nhân tố quan trọng tham gia vào quá trình phân huỷ lượng rơi rụng của RNM và các chất hữu cơ từ trầm tích bồi tụ của rừng, đồng thời là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát thải CO2 từ đất. Hàm lượng CO2 phát thải cao trong khoảng pH (6,5 – 7,5); bởi vì đa số vi khuẩn có giới hạn pH = 4 - 9 (pH tối thích là 6,5 – 7,5), quá giới hạn này vi khuẩn bị ức chế hoạt động.
Thế ơxy hố khử thấp là do hàm lượng ơxy trong đất q ít có thể do một phần ôxy đã được vi sinh vật và động vật đáy sử dụng trong hô hấp. Mức độ yếm khí của đất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ diễn ra trong đất và phát thải CO2. Ngoài ra, các yếu tố đặc điểm điều kiện tự nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng tích lũy khí CO2 ở rừng ngập mặn.
Thạch học bãi triều vùng nghiên cứu đối với bãi triều cao sét chiếm từ 30- 38%, bột từ 30-55% và cát từ 2-4% và bãi triều thấp sét chiếm 28 – 42%, bột 40- 50% và cát 10 – 20% có tỷ lệ sét, bột, cát và các hệ số đặc trưng như bảng sau: