Phương pháp trong phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 (dioxitcacbon) trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa sông hồng (Trang 26 - 28)

Bao gồm 2 phương pháp chính sau:

II.2.2.1. Phương pháp phân tích hàm lượng cacbon trong đất

Phơi khơ các mẫu đất ở nhiệt độ tự nhiên trong phịng thí nghiệm. Tiếp theo, sử dụng rây đất có mắt lưới 1mm, sau đó đem phân tích để xác định lượng cacbon trong đất.

a) Nguyên tắc của phương pháp phân tích

Chất hữu cơ trong đất dưới tác dụng của nhiệt độ, bị K2Cr2O7 và H2SO4 đặc oxi hoá mạnh để tạo thành khí cacbonic.

3C + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 3CO2 + 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 8H2O Lượng K2Cr2O7 còn dư được chuẩn độ lại bằng dung dịch muối FeSO4 hoặc muối Morh.

Dùng chỉ thị Feroin, trong quá trình chuẩn độ màu của dung dịch chuyển từ xanh sang đỏ nâu. Nếu dùng chỉ thị điphenylamin thì phải thêm 1 – 2 ml H3PO4 đặc

để kéo dài bước nhảy chuẩn độ, trong qua trình chuẩn độ, dung dịch chuyển từ màu lam tím sang màu xanh lá cây.

Trong quá trình chuẩn độ, Fe3+ tạo thành có thể ảnh hưởng tới quá trình chuyển màu của chỉ thị, vì vậy, trước khi chuẩn độ cho thêm một lượng nhỏ H3PO4 hoặc muối NaF để tạo phức không màu với Fe3+.

b) Tính kết quả

Chất hữu cơ (%) =

Trong đó:

V0: Thể tích muối Morh dùng để chuẩn độ mẫu trắng (ml). V1: Thể tích muối Morh dùng để chuẩn độ mẫu môi trường (ml). CN: Nồng độ đương lượng của muối Morh.

k: Hệ số khô kiệt, chủn đởi từ đất khơ khơng khí sang đất khơ kiệt .

1,742: Hệ số thực nghiệm, là hệ số chuyển đổi từ hàm lượng cacbon sang hàm lượng các chất hữu cơ.

W: Khối lượng đất cân ban đầu (g).

Xác định lượng cacbon trong đất dựa theo cách tính của Nguyễn Thanh Hà (2004) [23] như sau:

a(h) = c(h) x T(h)/100 Trong đó:

a(h)[g/cm3] : Sự tích luỹ cacbon trong đất ở độ sâu h c(h)[%] : Hàm lượng cacbon ở độ sâu h

T(h)[g/cm3] : Tỷ trọng của đất hay khối lượng đất trên thể tích đất ở độ sâu h

Tổng lượng CO2 tích lũy (tấn/ha) = Tổng cacbon tích luỹ (tấn/ha) x 3,67

(3,67 là hằng số chuyển đổi được áp dụng cho tất cả các loại rừng).

II.2.2.2. Phương pháp chuyên gia (Expert knowledge)

Khoa học đất đã sử dụng nhiều phương pháp định tính để đánh giá tính chất đất như xác định màu đất, thành phần cơ giới. Các phương pháp định tính này đã

đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu đất và hình thành nên phương pháp được gọi là phương pháp chuyên gia. Hơn thế nữa, trong một vài thập kỷ trở lại đây, phương pháp sử dụng kiến thức bản địa đã được chú ý nhiều hơn và được sử dụng ngày càng rộng rãi trong những khu vực mà số liệu của các ô nghiên cứu định vị có thời gian dài là khơng có hoặc rất ít. Kiến thức bản địa về đất có các đặc điểm khác với các phương pháp nghiên cứu mang tính học thuật đã được phát triển, bởi nó nghiên cứu đất qua các thông tin như như suy giảm sản lượng từ quan sát, kinh nghiệm của nông dân. Tuy nhiên, hạn chế ở đây là sự suy giảm về số lượng có thể có rất nhiều nguyên nhân như suy giảm độ phì đất, điều kiện khí hậu, sâu bệnh… do đó rất khó khăn để phân biệt sự thay đổi này là hậu quả của nhân tố hoặc những nhân tố nào và vai trò cụ thể của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 (dioxitcacbon) trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa sông hồng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)