STT Kí hiệu Tọa độ Mơ tả OC(%)
23 OP2-2 7-9 Sét bột màu nâu gụ lẫn vỏ ốc, sò,
mùn TV tr/thái dẻo mềm 0,41
24 OP2-3 16-19 Cát bột màu xám nâu, nâu gụ lẫn ít
vỏ sị, ốc, rễ TV 0,36
25 OP2-4 26-29 Cát bột, cát xám nâu, lẫn vỏ sò, ốc,
26 OP2-5 36-38 Cát hạt mịn, màu xám nâu, lẫn vỏ sò,
ốc, mùn TV 0,26
27 OP2-6 44-46 Cát hạt mịn, màu xám nâu, lẫn vỏ sò,
ốc, mùn TV 0,31
28 OP2-7 52-54 Cát hạt mịn, màu xám nâu, lẫn vỏ sò,
ốc 0,16
29 OP2-8 60-62 Cát hạt mịn, màu xám nâu, lẫn vỏ sò,
ốc 0,15
III.3. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất
III.3.1. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất theo địa hình
Theo chế độ triều khu vực là nhật triều tương đối thuần nhất, biên độ triều dao động tối đa là 3m-3,5m, tối thiểu là 0,3-0,5m. Lượng cacbon tích lũy trong đất được đánh giá theo hai loại địa hình là bãi triều cao (BTC) và bãi triều thấp (BTT).
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hoài (2010), bãi triều cao có thành phần thạch học chủ yếu là sét, bột; với tỷ lệ trung bình sét chiếm từ 30-38%, bột từ 30- 55% và cát từ 2-4%; kích thước hạt trung bình (Md) từ 0,008 – 0,015; hệ số chọn lọc (So) từ 2,2 – 3,0; hệ số bất đối xứng (Sk) từ 0,7 – 1,0. Trong khi với bãi triều thấp, thành phần thạch học tỷ lệ trung bình sét chiếm 28 – 42%, bột 40-50% và cát 10 – 20%; kích thước hạt trung bình (Md) từ 0,02 – 0,055; hệ số chọn lọc (So) từ 2,5 – 3,1; hệ số bất đối xứng (Sk) từ 0,6 – 0,9.
Như vậy, bãi triều cao được hiểu trong luận văn này là nơi đất ngập triều cao hay bãi triều có độ cao từ 1,8m trở lên tức là bãi triều có thời gian ngập nước ít, do quá trình bồi tụ và quá trình hạ mực nước biển hình thành nên gọi là bãi triều cao. Ngược lại, bãi triều thấp là nơi đất ngập triều thấp hay bãi triều có độ cao từ 0 – 1,8m tức là bãi triều có thời gian ngập nước lâu hơn.
Trong 13 mẫu bề mặt thu thập được thì có 07 mẫu thuộc địa hình BTC và 06 mẫu thuộc địa hình BTT. Kết quả phân tích cacbon trong đất theo địa hình của 13 mẫu bề mặt được thể hiện trong bảng 3.5: