Chƣơng 2 : THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.2. Phương pháp xác định COD
COD được định nghĩa là số mg oxi cần thiết cho q trình oxi hóa hóa học các hợp chất hữu cơ trong mẫu thành CO2 và H2O trong 1lit dung dịch bằng tác nhân oxi hóa hóa học. Lượng oxi này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có trong dung dịch.
2.4.2.1. Quy trình xác định COD
Lấy vào ống nghiệm 2,5 ml mẫu, sau đó thêm vào 1,5 ml hỗn hợp phản ứng và 3,5ml thuốc thử axit. Đặt ống nghiệm vào máy phá mẫu ở nhiệt độ 150oC trong 2giờ sau đó lấy ra và để nguội về nhiệt độ phòng. Đo mật độ quang ở bước sóng 610 nm. Dựa vào đường chuẩn để xác định giá trị COD của dung dịch.
2.4.2.2. Xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào COD
Lấy 8 mẫu dung dịch chuẩn kaliphtalat (HOOC6H4COOK) với thể tích khác nhau, thêm nước cất, ta được các mẫu dung dịch chuẩn có COD cố định. Đo mật độ quang của các mẫu dung dịch chuẩn từ đó thiết lập đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào COD.
Bảng 2.1: Thành phần dung dịch để xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc
của mật độ quang vào COD
Dung dịch 1 2 3 4 5 6 7 8
COD(mgO2/l) 0 25 50 125 250 500 750 1000
y = 0.0004x + 0.0073 R2 = 0.9988 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 COD (mg O2/l) A b s
Hình 2.1: Đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào COD
2.4.2.3. Xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc COD vào nồng độ phenol
Xác định COD của các dung dịch phenol có nồng độ thay đổi từ 0 mg/l đến 300,16 mg/l. Dựa vào đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào COD (hình 2.1) xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị COD vào nồng độ phenol (hình 2.2).
Bảng 2.2: Thiết lập đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của COD vào nồng độ
phenol Phenol
(mg/l) 0 4,94 25,73 51,46 77,18 128,64 175,81 227,26 274,43
Nguyễn Văn Quang Hóa vơ cơ - K24 y = 2.6372x + 6.4327 R2 = 0.9983 0 200 400 600 800 0 50 100 150 200 250 300 Nồng độ phenol (mg/l) COD (mg O2 /l)
Hình 2.2: Đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của COD vào nồng độ phenol
2.4.2.4. Tính hiệu suất xử lý phenol
Hiệu suất xử lý phenol (H) được tính theo cơng thức: [phenol] ban đầu- [phenol] sau
H = * 100% hay [phenol] ban đầu
COD ban đầu - COD sau
H = * 100% COD ban đầu
[phenol] ban đầu và [phenol] sau tương ứng là nồng độ phenol (mg/l) của dung dịch
phenol trước và sau khi xử lý bằng H2O2 với xúc tác là oxit hỗn hợp CaO-CuO–CeO2. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đường chuẩn biểu diễn sự phụ
thuộc của COD vào nồng độ phenol có R2 = 0,9983 cho thấy tỷ lệ thuận của nồng độ phenol với COD, vì vậy có thể sử dụng kết quả COD trước và sau khi xử lý xúc tác để đánh giá hiệu suất xử lý phenol.
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến thành phần pha và hiệu suất xử lý phenol của oxit hỗn hợp CaO-CuO-CeO2