Những nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 33)

CHUƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Những nghiên cứu tại Việt Nam

Cũng giống nhƣ các nhà khoa học trên thế giới, các tổ chức và các nhà khoa học ở Việt Nam cũng tiến hành rất nhiều những nghiên cứu lên quan đến tác động của BĐKH đến nông nghiệp cụ thể nhƣ:

Trong báo cáo “Tác động của BĐKH tới tăng trƣởng và phát triển kinh tế Việt Nam” của Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển – Khoa Kinh tế – Đại học Copenhagen kết hợp với Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng và Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới – Đại học Liên hợp quốc. Trong phần đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam đã dùng các mơ hình trồng trọt “Clicrop” mơ phỏng tác động của BĐKH đến năng suất cây trồng dựa vào kịch bản BĐKH đến năm 2050. Kết quả cho thấy, BĐKH làm giảm sản lƣợng cây trồng nhƣng không nhiều. Đối với hầu hết các mùa vụ, giảm sản lƣợng trung bình khoảng dƣới 5%. Sản lƣợng có thể tăng nhƣng khơng tăng đối với tất cả các loại cây trồng. Việc giảm sản lƣợng hơn 10% cũng có thể xảy ra ở một số loại cây nhƣng những kết quả nhƣ vậy chỉ ở một vài kịch bản.

Báo cáo “Tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam” của Tổ chức nông lƣơng quốc tế - FAO trong dự án “Nâng cao Năng lực để tăng cƣờng phối hợp và tích hợp hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong Nông nghiệp trong các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”. Kết quả báo cáo: Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trƣởng cây trồng, và do đó rút ngắn chu kỳ tăng trƣởng của thực vật. Nhiệt độ 1o

C sẽ tƣơng ứng với chu kỳ tăng trƣởng bị rút ngắn từ 5 đến 8 ngày đối với cây Lúa gạo, hoặc từ 3 đến 5 ngày đối với khoai tây và đậu tƣơng; Nhu cầu nƣớc cho nơng nghiệp có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần vào năm 2100 so với năm 2000. Đồng thời, rủi ro ngày càng tăng của hạn hán nghiêm trọng và tình trạng thiếu nƣớc tƣới; Có khả năng gia tăng các loại sâu bệnh hại mùa màng khi lƣợng mƣa tăng; Theo kịch bản trung bình trồng trọt ở đồng bằng sơng Hồng mùa vụ có thể bị thay đổi từ 5 đến 20 ngày trên mức trung bình đối với cầy trồng theo mùa, cây gieo hạt có thể muộn từ 20 đến 25 ngày; Cây trồng nhiệt đới có xu thế phát triển lên vùng cao hơn từ 100 đến 550 m dịch chuyển lên 100 đến 120 km về phía Bắc. Do mực nƣớc biển dâng, đất canh tác trên toàn quốc sẽ đƣợc giảm đáng kể. Sản lƣợng lúa có thể giảm một vài triệu tấn. Hàng triệu ngƣời sống ở các vùng thấp sẽ

buộc phải nâng cao hoặc phải di dời, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế địa phƣơng và quốc gia. [10]

Theo nghiên cứu “Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”. Trong Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010 Tập 8 – Số 6 – Trang 975 đến 982, của các tác giả Đoàn Văn Điếm, Trƣơng Đức Trí và Ngơ Tiền Giang. Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa, cụ thể là dùng phần mềm mơ phỏng cây trồng DSSAT phiên bản 4.0.2 của ICASA mô phỏng năng suất giống lúa IR60 theo ba kịch bản BĐKH là B1, B2 và A2, từ năm 2020 đến 2100. Kết quả cho thấy, năng suất lúa chịu thác động mạnh mẽ, với kịch bản phát thải cao A2 lúa vụ xuân có thể giảm từ 41,8% vào năm 2020 đến 71% vào năm 2100. Trong vụ mùa, mức giảm thấp hơn từ 7% vào năm 2020 đến 41 % vào những năm cuối thế kỷ XXI. Đặc biệt là năng suất của lúa vụ mùa có xu thế giảm sự chênh lêch so với lúa vụ xuân. [9]

Theo nghiên cứu “Ứng dụng mơ hình Cropwat đánh giá năng suất lúa vùng đê bao tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi của các yếu tố khí tƣợng thủy văn” trong tạp chí khoa học 2012 – số 24a – trang 187 đến 197, của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vƣơng Thu Minh, Văn Phạm Đăng Trí và Nguyễn Hiếu Trung thuộc Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình Cropwat của FAO để tính tốn năng suất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu theo kịch bản. Kết quả cho thấy: Theo kịch bản A2 và B2 nhiệt độ tăng lần lƣợt là 0,9o

C và 0,7 oC năng suất lúa vụ đông xuân giảm lần lƣợt là 1,35% và 1,50%; đối với vụ hè thu nhiệt độ tăng 0.9 o

C, 1oC lần lƣợt theo kịch bản B2 và A2 thì năng suất lúa lại cho kết quả tăng 0,16% và 0,22%. Kết luận của tác giả cho rằng, năng suất lúa trong tƣơng lai sẽ giảm do lƣợng mƣa giảm và nhiệt độ tăng theo kịch bản BĐKH và ảnh hƣởng của hai yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa là không đáng kể. Do các yếu tố khí tƣợng có quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau. Do vậy việc nghiên cứu sự phụ thuộc của năng suất với các yếu tố khác nhƣ độ ẩm, thời gian nắng, tốc độ gió, CO2 N2 là cần thiết [8].

Theo báo cáo “Phân tích tác động của BĐKH đến nơng nghiệp Việt Nam đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” trong dự án tăng cƣờng năng lực BĐKH cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng đã đƣa ra nhƣng kết quả nghiên cứu về thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp trƣớc thiên tai trong giai đoạn thập niên 90 và 2000; đƣa ra cảnh báo về sự giảm năng suất của cây trồng; mất đất do nƣớc biển dâng.

Với rất nhiều những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nông nghiệp của các nhà khoa học và các tổ chức, nhƣng nhìn chung có một số đặc điểm chung của các nghiên cứu đó là:

- Thống kê thiệt hại trong nông nghiệp trƣớc tác động của thiên tai trong quá khứ.

- Nghiên cứu sự phụ thuộc của năng suất và quá trình sinh trƣởng của cây trồng thông qua các mơ hình trồng trọt, trong điều kiện thời tiết khí hậu tƣơng lai dựa trên kịch bản BĐKH.

- Đánh giá tác động do xâm nhập mặn và nƣớc biển dâng trong tƣơng lai dự vào kịch bản nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)