Tác động lên năng xuất lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Tác động lên hoạt động trồng lúa

3.5.2. Tác động lên năng xuất lúa

Các số liệu thống kê và kết quả phỏng vấn ngƣời dân cho thấy năng xuất lúa giảm không đáng kể so với những năm trƣớc đây. Thậm chí là năng xuất lúa tăng ít. Tuy nhiên, năng xuất lúa tăng là do áp dụng giống lúa mới và áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật nhƣ phun thuốc, bón phân đạm. Do vậy, nếu xét trên tổng mức đầu tƣ cho trồng lúa thì ngƣời nơng dân vẫn khơng thu đƣợc nhiều lợi nhuận.

Phỏng vấn với ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng cho thấy, khoảng 10 năm trở lại đây, việc canh tác lúa trở nên bấp bênh hơn, có những năm đƣợc mùa lớn nhƣng cũng có năm thiệt hại rất nặng do thời tiết, thiên tai bất thƣờng,

nếu trồng giống mới mà không biết áp dụng đúng kỹ thuật hoặc thời tiết thất thường hoặc phun thuốc đúng thời điểm thì có khi năng suất rất thấp, vì thế mà người dân ở đây khơng ai giám trơng một loại lúa vì sợ rủi ro, hộ phải trồng nhiều loại giống để phòng nếu mất chỗ này thì cịn chỗ khác” (Phỏng vấn sâu

Nông dân, 55 tuổi, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc)

Nhƣ vậy, tác động của BĐKH với những biểu hiện nhƣ lũ lụt, hạn hán đã làm giảm năng xuất lúa. Những tác động này thƣờng gây ra tác động trên phạm vi lớn và đây cũng là những tác động rất khó giảm thiểu trong bối cảnh điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện nay của địa phƣơng.

Nhận định này cũng trùng hợp với các nghiên cứu tƣơng tự với các địa phƣơng khác nhƣ ở Quảng Ngãi. Thực tế trên cho thấy mặc dù trồng lúa bị ảnh hƣởng nhiều bởi thiên tai và cũng là nguồn sinh kế sinh kế “khơng có lãi”

nhƣng ngƣời dân vẫn phải làm vì có lẽ ngƣời dân cũng khơng có nhiều sự lựa chọn để phát triển kinh tế. Lý do khác cũng có thể là ngƣời nơng dân vẫn cịn tâm lý “ăn chắc” vì có lƣơng thực trong nhà mặc dù là rất khó có thể phát triển nếu trông cậy vào cây lúa.

Theo kết quả khảo sát, phần lớn (75%) ngƣời dân cho răng năng suất lúa trong những năm gần đây tăng so với trƣớc kia và 17% cho rằng năng suất giảm. Chi tiết xem hình dƣới đây:

Hình 3.8: Đánh giá của ngƣời dân về năng suất trồng lúa

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

0 20 40 60 80

Tăng Giảm Không thay đổi

75

17

Tìm hiểu kỹ hơn về nhận định này, chúng tôi nhận thấy, việc đánh giá năng suất lúa tăng hay giảm do quan niệm của ngƣời dân về việc đầu tƣ cho cây lúa. Có ngƣời nhìn nhận theo góc độ số kg thóc /sào, nhƣng cũng có những ngƣời nhìn nhận theo góc độ đầu tƣ, tức là chi phí bao nhiêu tiền/sào để đạt đƣợc năng suất đó.

Theo quan điểm của chúng tơi, hai cách nhìn nhận trên đều có những yếu tố hợp lý. Và cộng đồng cũng đều có nhận định chung là nếu tính tốn các chi phí đầu ra và đầu vào của trồng lúa thì ngƣời dân gần nhƣ khơng có lãi. Nhƣ vậy, theo góc độ sinh kế bền vững thì trồng lúa vẫn chỉ ở mức độ “duy trì sự ổn định” về lƣơng thực mà thơi. Ít nhất là trên phạm vi quy mô trồng lúa nhỏ l nhƣ tại địa bàn nghiên cứu.

Cùng với nhận định trên của cộng đồng, ngƣời dân cũng có chung nhận định rằng mặc dù năng suất lúa tăng lên nhƣng tinh chất bấp bênh, thất thƣờng trong thu nhập từ trồng lúa cũng tăng lên do những tác động của thiên tai, thời tiết.

3.5.3. Tác động đến lịch mùa vụ

Chúng tôi dùng công cụ lịch mùa vụ để đánh giá về những thay đổi mùa vụ do những thay đổi về thời tiết trong những năm qua. Theo đó, những thay đổi này đƣợc đo bằng sự thay đổi về thời gian bắt đầu và kết thúc của các giai đoạn trong nông nghiệp, cụ thể là trong trồng lúa. Chúng tôi đƣa ra các mức thời gian nhƣ sau:

- Mức độ tác động cao là mức làm dịch chuyển thời gian gieo trồng hoặc thời gian thu hoạch từ 20 ngày trở lên;

- Mức độ tác động trung bình là mức làm dịch chuyển thời gian gieo trồng hoặc thời gian thu hoạch từ 10 – 20 ngày.

- Mức độ tác động thấp là mức làm dịch chuyển thời gian gieo trồng hoặc thời gian thu hoạch từ nhiều nhất 10 ngày.

Bảng 3.6: Mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai tới lịch mùa vụ sản xuất lúa tại các xã nghiên cứu

Thiên tai

Các tác động cụ thể Mức độ

tác động

Lũ lụt

- Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại;

- Thu hoạch lúa không đúng thời hạn.

Cao

Bão, lốc - Phải thu hoạch lúa sớm lên. Thấp

Hạn hán

- Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại;

- Kéo dài thời hạn thu hoạch. Trung bình

Rét hại

Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại. Thấp

Trao đổi với cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc, chúng tôi đƣợc biết, do những diễn biến bất thƣờng của BĐKH nên lịch mùa vụ khơng cịn ổn định nhƣ trƣớc đây. Hằng nằm, phịng phải thƣờng xun cập nhật thơng tin từ các đơn vị chức năng nhƣ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm khí tƣợng thuỷ văn để cập nhật và thơng báo kịp thời cho ngƣời dân chủ động các hoạt động gieo cấy và thu hoạch lúa.

Nhận xét:

- Lũ lụt buộc phải thu hoạch trƣớc thời điểm thu hoạch; lùi thời điểm gieo trồng vụ Hè - Thu. Trong quá trình sinh trƣởng, cây lúa gặp ngập úng, làm chột quá trình phát triển và kéo dài thời điểm thu hoạch;

- Hạn hán làm lùi lại thời điểm gieo trồng trên 20 ngày đối với vụ Đông - Xuân. Trong quá trình sinh trƣởng, cây lúa thiếu nƣớc làm chậm quá trình phát triển và kéo dài thời điểm thu hoạch;

- Rét hại làm chậm thời gian gieo trồng lúa. Trong quá trình sinh trƣởng, cây lúa gặp rét hại, làm chậm quá trình phát triển và kéo dài thời điểm thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)