PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 38)

2.1. Phƣơng pháp tiếp cận

- Biến đổi khí hậu (nguyên nhân, biểu hiện, tác động và ứng phó) liên quan tới nhiều lĩnh vực của tự nhiên và kinh tế xã hội trong mối tƣơng tác nhân quả lẫn nhau. Vì vậy, nghiên cứu - triển khai ứng phó với BĐKH phải dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành theo các cấp tác động: địa phƣơng, quốc gia và quốc tế (tiếp cận từ trên xuống).

- BĐKH vừa mang tính tồn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng miền, địa phƣơng. Những giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH phải đƣợc dựa trên những đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa của từng vùng miền (tri thức bản địa) và cần coi trọng tiếp cận từ dƣới lên trên.

- Cách tiếp cận khung sinh kế của DFID cũng đƣợc áp dụng để xem xét về cách thích ứng của cộng đồng.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp và công cụ sau để thu thập các thông tin cho luận văn:

a. Thu thập và kiểm tra chéo thông tin

Bối cảnh kinh tế-xã hội, văn hóa, nghèo đói / bất bình đẳng, năng lực thể chế và nhận thức của ngƣời dân liên quan đến các vấn đề về sinh kế nơng thơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai là rất khác nhau giữa các xã/thôn xóm và các nhóm đối tƣợng. Chúng tơi chỉ có thể khảo sát một số thơn/xóm, nhóm đối tƣợng trong một thời gian khá ngắn. Những thách thức của các phát hiện chung (mang tính đại diện) đối lập với các trƣờng hợp nghiên cứu điển hình (theo bối cảnh cụ thể) ln ln tồn tại trong bất kỳ nghiên cứu, đánh giá nào.

Chúng tơi phân tích và đƣa ra những ý kiến đánh giá khách quan và chính xác nhất trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp và xác minh với các đối tƣợng, đồng thời kiểm tra chéo thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau.

Vì vậy, việc kết hợp nhiều phƣơng pháp là rất quan trọng (các phƣơng pháp có sự tham gia nhƣ các cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, quan sát, họp tổng kết và tham vấn hai chiều, cùng với đánh giá sâu từ các báo cáo/ dữ liệu của của địa phƣơng).

b. Công cụ thu thập thông tin

Nhiều công cụ đƣợc sử dụng để thu thập các thơng tin định tính và định lƣợng. Các công cụ thu thâp thông tin bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.Trong khi khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc dùng ngẫu nhiên đối với các hộ gia đình. Thảo luận nhóm tập trung hƣớng vào các nhóm đối tƣợng cụ thể, bao gồm các tổ nông dân tham gia mơ hình sinh kế tại địa phƣơng, ban chủ nhiệm nhóm sinh kế bền vững, các nhóm kinh doanh liên xã, nhóm cơng tác dự án huyện, xã, xóm, v.v. Trong các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, phụ nữ và những nhóm yếu thế đều đƣợc lựa chọn vào mẫu khảo sát.

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kinh tế xã hội của các xã, của huyện Can Lộc, các số liệu thống kê và các nghiên cứu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu này.

Đối với số liệu thống kê về khí tượng

Hiện nay, tại huyện Can Lộc khơng có trạm quan trắc khí tƣợng do đó chúng tơi xem xét sử dụng số liệu trạm khí tƣợng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc điểm khí hậu tƣơng đồng. Chúng tơi sử dụng số liệu quan trắc của Trạm khí tƣợng thành phố Vinh vì khoảng cách từ trạm khí tƣợng này tới 3 xã nghiên cứu khoảng 15km về Bắc. Do hạn chế về nguồn lực và các số liệu thống kê, chúng tôi sử dụng các số liệu thống kê từ năm 1977 đến 2007. Phƣơng trình hồi

quy tuyến tính để xem xét xu thế biến đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa tại Vinh từ năm 1977 đến 2007. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sử dụng các số liệu thống kê, các báo cáo từ các đơn vị hữu quan về các hậu quả của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây trên địa bàn.

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Bảng hỏi đƣợc xây dựng để thu thập các thông tin từ ngƣời dân trong cộng đồng. Tổng số bảng hỏi là 207 bảng để phỏng vấn đại diện các hộ gia đình của 6 thơn của 3 xã. Tại mỗi xã, có 2 thơn đƣợc chọn ngẫu nhiên. Từ các thôn này, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 30 hộ để phỏng vấn bảng hỏi dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thơn. Tổng số có 180 bảng hỏi, tuy nhiên, có một số bảng hỏi đƣợc làm dự phòng nên tổng số bảng hỏi đã xử lý là 207 bảng.

Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm tập trung đƣợc thực hiện với nhóm cá nhân để có đƣợc các thơng tin về các khía cạnh cụ thể có liên quan đến tác động của BĐKH và năng lực thích ứng của cộng đồng. Tổng cộng có 19 cuộc thảo luận nhóm với các đối tƣợng sau:

- Cán bộ xã - Cán bộ thôn

- Đội ngũ tuyên truyền viên

- Các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng (ngƣời già, hộ nghèo)

- Nhóm phụ nữ, những ngƣời thuờng xuyên tham gia các hoạt động sinh kế trong nông nghiệp

- Nhóm ngƣời già, những ngƣời có nhiều hiểu biết về thiên tai, khí hậu tại địa phƣơng. Vì những đối tƣợng này sống lâu năm tại địa phƣơng, đã có những trải nghiệm về thiên tai tại địa phƣơng

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện ở các thôn đƣợc khảo sát để bổ sung các thơng tin cho q trình đánh giá. Những thơng tin quan sát bao gồm: Điều kiện hạ tầng kỹ thuật tại các xã trong việc phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH; Cơ sở vật chất của các hộ gia đình dễ bị tổn thƣơng bởi BĐKH; Những công cụ, phƣơng tiện mà các hộ gia đình thƣờng sử dụng khi ứng phó với thiên tai...

Một số công cụ khác

Chúng tôi cũng sử dụng một số công cụ khác nhƣ lịch mùa vụ để khảo sát những thay đổi về mùa vụ của ngƣời dân trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, cơng cụ hồ sơ thiên tai cũng đƣợc áp dụng để tìm hiểu về lịch sử thiên tại tại địa phƣơng trong thời gian qua nhằm xác định tần xuất và loại hình thiên tai chủ yếu thƣờng diễn ra tại địa phƣơng.

d. Đối tƣợng thu thập thông tin

Chúng tôi đã (i) thảo luận, (ii) phỏng vấn sâu, (iii) khảo sát qua bảng hỏi tại cả 3 xã nghiên cứu: Các đối tƣợng này đƣợc chọn để thu thập thơng tin vì đây là những đối tƣợng hiểu biết rõ nhất về những tác động của BĐKH trên địa bàn và cũng là nhóm đối tƣợng tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế và đang thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH tại địa phƣơng.

+ 10 thành viên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Can Lộc + 11 thành viên, những ngƣời đang tham gia trực tiếp một số mơ hình sinh kế đang thực hiện tại địa phƣơng.

+ 46 Thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của 3 xã + 13 thành viên Nhóm phát triển kinh doanh liên xã

+ 27 thành viên Tổ phịng chống lụt bão của 6 xóm + 207 nơng dân của 6 xóm trong 3 xã

e. Các phƣơng pháp phân tích số liệu

Đối với số liệu định tính: đƣợc tổng hợp, sàng lọc và phân loại theo từng chủ đề theo mục đích nghiên cứu.

Đối với số liệu định lƣợng (bảng hỏi bán cấu trúc) đƣợc phân tích và xử lý trên phần mềm SPSS 16.5 để tính tốn các tần xuất của các biến và tƣơng quan giữa các biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)