MH sẽ mất kết nối với AP khi cường độ tín hiệu thấp

Một phần của tài liệu khảo sát mạng lan với các phần mở rộng không dây (Trang 39 - 40)

Trong mạng WLAN, AP thường được đặt cố định và được tính tốn kỹ lưỡng sao cho phạm vi phủ sóng đạt được mức tốt nhất. Tuy nhiên, hoạt động thật sự của WLAN sẽ ln trong tình trạng thay đổi do các MH khơng dây có thể thay đổi vị trí thường xuyên.

Vấn đề di chuyển của các MH làm cho khả năng phủ sóng của AP để đáp ứng cho MH có thể trở nên khó khăn hơn dự kiến. Các MH di chuyển vòng quanh và phía sau những vật cản như trong một phịng, phía sau tường, cửa… những vật cản bằng vật chất thật này gây ảnh hưởng lên hoạt động truyền tín hiện sóng điện từ của AP và MH.

Phạm vi phủ sóng của một AP được gọi là một cell. Các MH trong một cell có thể kết hợp với AP để trao đổi với MH khác hoặc truy cập mạng bên ngồi. Giả sử một AP có bán kính phủ sóng là R (nếu xét trong mặt phẳng chứa MH) thì MH có thể di chuyển thoải mái bên trong phạm vi (cell) đó và truy cập mạng khơng dây qua AP từ bất kỳ vị trí nào, trường hợp lý tưởng nếu MH càng gần AP cường độ tín hiệu càng mạnh đồng nghĩa với hiệu suất truyền thông giữa AP và MH là tốt nhất. Khi MH di chuyển đến những vị trí biên (là những vị trí cường độ tín hiệu bằng ngưỡng) thì MH vẫn cịn có thể kết nối được với AP (như vị trí A, B) cịn những điểm mà tại đó cường độ tín hiệu thấp hơn ngưỡng chấp nhận được (vị trí C) thì MH đó sẽ bị mất liên lạc với AP (Hình 2.17)

2.4.4.2. Nút mạng di động trong nhiều vùng phủ sóng khác nhau.

Một trong các yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu năng của mạng WLAN

đó là cường độ tín hiệu tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ MH đến AP. Điều

này có nghĩa là, trong phạm vi rộng, một AP khó có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ cho MH khi nó ở các vị trí tiệm cận với ngưỡng tín hiệu chấp nhận được, đặc biệt trong các khơng gian có nhiều vật cản. Để giải

quyết vấn đề này cần mở rộng phạm vi phủ sóng của WLAN bằng cách thêm các AP. Thơng thường, các AP được đặt sao cho các cell bao phủ mọi không gian (theo yêu cầu) để MH có thế kết nối được với mạng ở mọi vị trí bất kỳ trong khơng gian đó. Tuy nhiên, giải pháp này nảy sinh vấn đề chồng lấn vùng phủ sóng của các AP. (hình 2.18)

Một phần của tài liệu khảo sát mạng lan với các phần mở rộng không dây (Trang 39 - 40)