Giao thức CSMA/CA

Một phần của tài liệu khảo sát mạng lan với các phần mở rộng không dây (Trang 26 - 27)

Bên phát sẽ lắng nghe trên môi trường truyền và khi môi trường truyền rỗi thì nó sẽ tiến hành gửi dữ liệu ra môi trường truyền, còn không nó sẽ sử dụng giải thuật Back-Off time để tiếp tục chờ. Thuật toán Back-Off sẽ chọn ngẫu nhiên (Random Back-Off) một giá trị từ 0 đến giá trị CW (Contention Window).

Theo mặc định, giá trị CW có thể khác nhau tùy nhà sản xuất và nó được lưu trữ trong card mạng không dây của máy trạm. Giá trị Back-Off tính được bằng cách lấy một số ngẫu nhiên đã chọn ở trên nhân với Slot Time (Random Back-Off chính là số lần Slot Time). Back-Off time là khoảng thời gian bất kỳ mà bên phát phải đợi trước khi có thể giành quyền sử dụng đường truyền nếu phát hiện đường truyền bận. Do Back-Off time của các máy phát là ngẫu nhiên và khác nhau nên đã hạn chế tối đa khả năng xảy ra xung đột đường truyền ngay sau khi đường truyền chuyển sang trạng thái rỗi.

Trường hợp 1 trạm sau khi giành được đường truyền và đã truyền gói tin đi nhưng gói tin đó không đến đích (trạm gửi chưa nhận được ACK biên nhận), trạm gửi sẽ cập nhật lại biến đếm Retry của nó, tăng giá trị CW lên gấp đôi và bắt đầu tiến trình truy nhập đường truyền lại từ đầu. Cứ mỗi lần việc truy nhập đường truyền bất thành (hoặc thành công nhưng việc truyền tin không đến được đích như đã nói ở trên), các trạm sẽ tăng giá trị biến đếm Retry. CW tiếp tục được tăng gấp đôi cho đến khi nó đạt giá trị lớn nhất là CWmax.

CSMA/CA tuy giải quyết triệt để vấn đề xung đột đường truyền nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề trạm ẩn. Nếu có 3 trạm A, B, C như hình vẽ 2.2. Khi A gửi cho B đồng thời C không nhận được tín hiệu "báo bận" trên môi trường truyền, nếu C cũng gửi cho B thì xảy ra sẽ xảy ra xung đột.

CSMA/CA cũng chưa giải quyết được vấn đề trạm bị lộ vì không có có cơ chế phát hiện và xử lý.

Một phần của tài liệu khảo sát mạng lan với các phần mở rộng không dây (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)