Mơ hình Split Connection

Một phần của tài liệu khảo sát mạng lan với các phần mở rộng không dây (Trang 48 - 50)

Split TCP chia mỗi kết nối TCP trong mạng hỗn hợp LAN, WLAN thành 2 kết nối: Một kết nối TCP trên phần mạng có dây giữa Server/Fixed Host (gọi chung là FH) với AP và một kết nối TCP trên phần mạng không dây giữa AP với MH. Trên mỗi phần cần sử dụng giao thức TCP phù hợp với tính chất đường truyền để đạt được hiệu suất tốt nhất (Hình 3.1).

Với giải pháp theo hướng chia kết nối này, dữ liệu từ FH muốn gửi đến MH, trước tiên FH phải được nhận bởi AP bằng đường truyền có dây với giao thức truyền TCPI. Sau khi nhận được dữ liệu, AP sẽ biên nhận với FH rồi gửi dữ liệu đó đến MH bằng đường truyền không dây, giao thức TCPII.

Giải pháp Split Connection có các ưu điểm như:

- Cách ly hoàn toàn trường hợp mất gói tin trên đường truyền khơng dây và đường truyền có dây.

- Giao thức truyền tin riêng giữa AP và FH có thể hỗ trợ tốc độ truyền cao hơn để hỗ trợ phần không dây trong việc tăng số lượng MH cũng như đảm bảo QoS cho dịch vụ.

- Tại các MH, chỉ cần sử dụng 1 giao thức đơn giản chỉ để giao tiếp với AP.

Nhược điểm của giải pháp Split Connection:

- Việc tách 1 kết nỗi TCP thành 2 kết nối làm cho q trình biên nhận khơng cịn mang tính chất “end-to-end” vì có thể xảy ra các tình huống FH nhận được ACK từ AP nhưng MH chưa nhận được gói tin đó.

- Do MH chỉ cần sử dụng giao thức đơn giản chỉ để giao tiếp với AP, AP phải quản lý và điều khiển các MH của nó nên AP phải có cấu hình mạnh, buffer đủ lớn.

- Khi chuyển giao: AP phải truyền tất cả các thông tin trạng thái và dữ liệu của MH tại buffer của nó sang AP mới đồng thời AP mới phải thiết lập kết nối mới với MH để tiếp tục trao đổi dữ liệu. Điều này làm tăng độ trễ đáng kể.

- Ngoài ra, với những mạng hỗn hợp có quy mơ lớn (nhiều AP hay cell), việc điều các MH (đặc biệt khi chuyển vùng) sẽ có thêm một trung tâm xử lý chung gọi là SuperHost (SH), SH điều khiển các AP để chuyển vùng và định tuyến cho các MH trong nó. Do vậy, khi chuyển giao, thông tin khiển khiển sẽ qua ít nhất 2 chặng khơng dây (từ MH đến AP và từ AP đến SH) nên khả năng trễ và lỗi gói tin rất cao.

3.3.2. Snoop TCP

Khác với Split TCP sử dụng AP để chia kết nối TCP giữa FH và MH thành 2 kết nối độc lập, Snoop TCP duy trì 1 kết nối và sử dụng cơ chế nhớ đệm tại AP để duy trì “ngữ nghĩa end-to-end” của TCP ban đầu và tăng thông lượng của kết nối [14]. Tại AP sẽ nhớ đệm (buffer) tất cả các gói tin được gửi từ FH đến

MH qua AP mà AP chưa thấy biên nhận (ACK) từ MH gửi trở về FH. Khi có gói tin bị mất trên đường truyền khơng dây, AP sẽ nhận được Dupble ACK từ MH và gửi lại gói tin bị mất (bản dự phịng trong buffer của AP) mà không cần FH gửi lại và khởi động cơ chế chống tắc nghẽn. Vì vậy thơng lượng TCP vẫn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu khảo sát mạng lan với các phần mở rộng không dây (Trang 48 - 50)