Đặc tính của bùn hạt và bùn hoạt tính truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật bổ sung vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải chế biến tinh bột (Trang 33 - 35)

* Ưu điểm của bùn hạt

- Mật độ vi sinh vật trong cấu trúc bùn hạt cao

Bùn hạt Bùn hoạt tính truyền thống

o Bề mặt ngồi rõ ràng, đều đặn

o Tỷ trọng, tính nén cao hơn

o Khả năng lắng tốt

o Khả năng lưu bùn cao

o Khả năng chịu tải hữu cơ và nitrogen cao

o Rời rạc

o Khơng có hình dạng cố định

- Chịu được tải trọng cao

- Kích thước hạt bùn lớn nên có khả năng lắng nhanh - Ít bị rửa trơi

- Chịu được xốc tải

- Giảm thể tích cơng trình

- Q trình thích nghi và tạo mầm hạt xảy ra rất nhanh, ít tốn thời gian. Bùn hạt rất thích hợp cho việc xử lý nguồn nước thải có hàm hượng chất hữu cơ cao, ngày nay đang được tập trung nghiên cứu mạnh để ứng dụng vào trong quá trình xử lý nước thải.

1.5. Xử lý nƣớc thải bằng công nghệ SBR

Ở Việt Nam, việc xử lý nước thải bằng cơng nghệ truyền thống được áp dụng rộng rãi vì các nguyên nhân chủ yếu là hệ thống vận hành đơn giản, chi phí đầu tư thấp và tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ mới. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều cơng nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác. Hiệu quả của chúng mang lại đã được chứng minh qua các cơng trình thực tế chứ khơng chỉ trên lý thuyết. Một trong những công nghệ tiên tiến thường được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải ở các nước phát triển đó là cơng nghệ xử lý nước thải SBR (Sequency Batch Reator). SBR là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, diễn ra trong cùng một bể [25].

SBR đã được nghiên cứu từ những năm 1920 và được sử dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ, họ đang áp dụng công nghệ này để xử lý nước thải đô thị và nước thải công nghiệp, đặc biệt là trong các khu vực có lưu lượng nước thải thấp và biến động. Các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, khu nghỉ mát và một số ngành công nghiệp như sản xuất sữa, bột giấy, thuộc da đang sử dụng công nghệ SBRs để xử lý nước thải. Sự cải tiến trong thiết bị và công nghệ, đặc biệt là các thiết bị sục khí và hệ thống điều khiển tự động thì việc lựa chọn SBR là lựa chọn khả thi hơn bể bùn hoạt tính thơng thường. Một số lý do mà các cơng trình này được lựa chọn là:

- Tất cả các quá trình xảy ra trong một bể, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng đầu ra có thể đạt 10mg/l thơng qua hiệu quả của việc sử dụng decanter mà không cần đến bể lắng 2.

- Trong một chu kỳ xử lý có thể điều chỉnh được 3 điều kiện: hiếu khí, kị khí và thiếu khí trong việc loại bỏ hợp chất hữu cơ. Chúng bao gồm q trình nitrat hóa, phản nitrat hóa và loại bỏ photpho.

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) đầu ra có thể đạt được mức 5mg/l, hàm lượng nito tổng cũng có thể đạt được 5 mg/l thơng qua q trình chuyển hóa ammoniac thành nitrat trong điều kiện hiếu khí và chuyển hóa nitrat thành nito trong điều kiện thiếu khí trong cùng một bể. Hàm lượng photpho sau cùng củng có đạt được mức nhỏ hơn 2 mg/l nhờ sự kết hợp của xử lý sinh học và các tác nhân hóa học [25].

* Các giai đoạn xử lý bằng SBR:

- Pha làm đầy (Filling): Đưa nước thải đủ lượng đã quy định trước vào bể SBR và nó bắt đầu các chất ơ nhiễm sinh học bị thối rữa.

- Pha thổi khí (Reaction): Các phản ứng sinh hóa hoạt động nhờ vào việc cung cấp khí, sinh khối tổng hợp BOD, amoni, nito hữu cơ.

- Pha lắng (Settling): Sau khi oxy hóa sinh học xảy ra, bùn được lắng và nước nổi tren bề mặt tạo lớp màng phân cách bùn nước đặc trưng.

- Pha rút nước (Discharge): Nước nổi lên trên bề mặt sau thời gian lắng (nước đầu ra đã xử lý) được tháo khỏi bể SBR mà khong có cặn nào theo sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật bổ sung vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải chế biến tinh bột (Trang 33 - 35)