Tính đối kháng của hai chủng vi sinh vật tuyển chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật bổ sung vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải chế biến tinh bột (Trang 63 - 65)

3.5.2. Sự phát triển của các chủng vi sinh vật tuyển chọn trong q trình tạo bùn hạt hiếu khí bùn hạt hiếu khí

Bùn hạt hiếu khí được khởi động trên cơ sở tạo bùn hoạt tính truyền thống, lượng giống vi sinh vật bổ sung 10% giống đã được kích hoạt trên môi trường chuẩn. Bể phản ứng dùng để nuôi cấy bùn hạt hiếu khí tại tải trọng 2 – 2,5 kgCOD/m3.ngày. Để theo dõi sự sinh trưởng của vi sinh vật trong quá trình tạo bùn hạt, mẫu được lấy hàng ngày và phân tích mật độ vi sinh vật. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Mật độ vi sinh trong bùn hạt hiếu khí

Ngày Mơi trƣờng 15/10 19/10 23/10 26/10 28/10 30/10 02/11 05/11 07/11 12/11 TBS (CFU/ml) 2,0.10 7 2,8.108 3,4.108 4,0.109 4,5.109 5,5.1010 7,0.1010 7,5.1010 5,0.1011 6,7.1011 Xenluloza (CFU/ml) 4,3.10 5 4,0.107 7,5.107 2,1.108 6,2.108 8,0.108 8,8.108 6,7.108 7,1.108 7,8.108 VSV tổng số (CFU/ml) 3,2.10 8 3,7.108 4,1.109 4,8.109 5,5.1010 6,1.1010 6,8.1010 7,2.1011 7,0.1011 7,5.1011

Từ bảng trên cho thấy mật độ vi sinh vật trong hạt bùn duy trì ở mức khá cao và tăng dần theo thời gian. Qua đó chứng tỏ các chủng vi sinh vật tuyển chọn khi bổ sung vào hệ SBR có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong hạt bùn, từ đó có thể xử lý các chất ơ nhiễm có trong nước thải của làng nghề chế biến tinh bột.

3.5.3. Sự hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí

Sau khi bùn thích nghi, thì bắt đầu giai đoạn tạo hạt cho đến khi hạt trưởng thành, sau khi hạt trưởng thành tiến hành duy trì tải trọng để khảo sát các đặc tính của bùn hạt. Bùn giống được cho vào mơ hình với nồng độ MLVSS khoảng 600mg/l. Khi hiệu quả khử COD đạt hơn 80%, COD đầu ra ln nhỏ hơn 150mg/l,

bùn trong mơ hình có màu sắc thay đổi. Bùn giống có màu nâu đen, bùn thích nghi và chuyển sang màu nâu đỏ và dần dần chuyển sang màu vàng cam. Bùn thích nghi lắng tốt, bông bùn lớn, khả năng lắng của bùn gia tăng nhẹ. Sau ba tuần vi sinh trong bùn giống dường như thích nghi với nước thải mới, hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ cao hơn 90%. Lúc này trong mơ hình xuất hiện một số hạt nhỏ màu trắng nhưng bùn ở dạng bông vẫn chiếm ưu thế (hình 3.13). Điều này chứng tỏ các tế bào vi khuẩn đã hình thành và có xu hướng kết hợp lại với nhau và bắt đầu hình thành hạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật bổ sung vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải chế biến tinh bột (Trang 63 - 65)