Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.2.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà Giang là 791.488,92 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích nơng nghiệp là 684.189,77 ha, chiếm 86,44 %; sử dụng vào mục đích đất phi nơng nghiệp là 26.629,02 ha chiếm 3,36 %; đất chưa sử dụng còn 80.670,13 ha chiếm 10,19% diện tích tự nhiên [4].

Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận...), cây công nghiệp (chè, cà phê...), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm...).

Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của Hà Giang như sau:

- Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới;

- Khu Quản Bạ - Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, tướng đá lục hoặc lục yếu tiếp đến là loại đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Địa hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh. Đây cũng là khu vực có lượngmưa trung bình năm khá lớn (3.000mm). Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu á nhiệt đới thường xanh.

- Khu vực Đồng Văn - Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vơi bị phân hố mạnh, địa hình karster. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. Rừng ở khu vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai,

- Khu Tây Bắc Vĩnh Tuy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vịm nâng sơng Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gị thấp, sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn quả nhất là cam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 25 - 26)