ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 29 - 33)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đất nông nghiệp tỉnh Hà Giang.

- Một số loại cây thức ăn chăn ni thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Toàn bộ khu vực đất nông nghiệp tỉnh Hà Giang, chú trọng vào các vùng diện tích có tiềm năng phát triển diện tích trồng cỏ phục vụ chăn ni gia súc.

2.3. Nội dung, mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chú trọng đến đất sản xuất cho hai lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn ni.

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn ni trâu bị thịt ở Hà Giang, tiềm năng phát triển đất nông nghiệp cho trồng các cây thức ăn cho gia súc.

- Nghiên cứu tính chất đất, một số loại giống cây thức ăn gia súc thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp để phát triển trồng cây thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập các tài liệu liên quan tới tình hình sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Hà Giang, các số liệu, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, xã hội trên địa bàn, đặc biệt là việc sử dụng đất nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Thu thập số liệu, dự liệu liên quan tới các cây thức ăn chăn ni trên địa bàn tỉnh hiện có và một số giống cây tiềm năng mới, các vấn đề liên quan khác phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

- Thu thập các số liệu liên quan tới tuyển chọn các giống cây làm thức ăn gia súc phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, kế thừa các số liệu từ các nghiên cứu đã được thực hiện tại Hà Giang trước đó.

2.4.2. Phương pháp điều tra nghiên cứu trên thực địa

Sử dụng phương pháp RRA trong điều tra nghiên cứu thu thập thông tin trên thực địa với các hình thức qua các bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, người dân địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp để biết thêm về đặc điểm canh tác, cây trồng cho chăn ni sẵn có tại địa phương, hiệu quả và khó khăn khi quy hoạch xây dựng các vùng trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc.

2.4.3. Phương pháp khảo sát hiện trường, đánh giá thực tế, lấy mẫu đất

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát tình hình phát triển đồng cỏ và chăn ni trâu bị thịt ở Hà Giang và lấy mẫu đất trồng cỏ ở tầng mặt (0-20 cm) tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, phân tích mẫu đất về thành phần, tính chất đất (5 mẫu đơn cho 1 mẫu đất hỗn hợp).

ảng 2.1. Danh mục các địa điểm lấy mẫu đất trồng cỏ lấy ở tỉnh Hà Giang

TT Ký hiệu mẫu Địa phƣơng

1 BQ1 Xã Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang 2 BQ2 Xã Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang 3 BQ3 Xã Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang 4 BQ4 Xã Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang 5 VX1 Thuận Hòa, Vị Xuyên, Hà Giang 6 VX2 Thuận Hòa, Vị Xuyên, Hà Giang 7 VX3 Thuận Hòa, Vị Xuyên, Hà Giang 8 VX4 Thuận Hòa, Vị Xuyên, Hà Giang 9 VX5 Phong Quang, Vị Xuyên, Hà Giang 10 VX6 Phong Quang, Vị Xuyên, Hà Giang 11 VX7 Phong Quang, Vị Xuyên, Hà Giang 12 VX8 Phong Quang, Vị Xuyên, Hà Giang 13 QB1 Thanh Vân, Quản Bạ, Hà Giang 14 QB2 Thanh Vân, Quản Bạ, Hà Giang 15 QB3 Thanh Vân, Quản Bạ, Hà Giang

16 QB4 Thanh Vân, Quản Bạ, Hà Giang 17 QB5 Thanh Vân, Quản Bạ, Hà Giang 18 QB6 Thanh Vân, Quản ạ, Hà Giang 19 QB7 Thanh Vân, Quản ạ, Hà Giang 20 QB8 Thanh Vân, Quản ạ, Hà Giang

2.3.4. Phương pháp phân tích đất

Nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu về tính chất hóa học đất theo các phương pháp thông thường đang được sử dụng phổ biến trong các phịng phân tích đất hiện nay, phân tích các đặc tính lý, hóa của đất tại địa điểm nghiên cứu.

- pHKCl: Sử dụng dung dịch muối KCl 1M với tỷ lệ 1:2,5 (w/v), đo bằng máy pH - meter,

- Chất hữu cơ tổng số (OM%): phương pháp Walkley-Black.

- Ni tơ tổng số (N%): phương pháp Kjeldahl, phá mẫu bằng axit H2SO4 đặc với hỗn hợp xúc tác ZnSO4 + K2SO4 + bột Se.

- Phốt pho tổng số (P2O5%): phương pháp so màu xanh molip đen, phá mẫu

bằng hỗn hợp axit H2SO4 + HClO4.

- Kali tổng số (K2O%): phương pháp quang kế ngọn lửa, phá mẫu bằng hỗn

hợp axit H2SO4 + HClO4.

- Kali dễ tiêu (K2O dễ tiêu): phương pháp Matlova, sử dụng dịch chiết amôni

axêtat (pH=7); đo K trong dịch chiết rút bằng quang kế ngọn lửa. - Phốt pho dễ tiêu (P2O5 dễ tiêu): phương pháp Oniani.

- N thủy phân: phương pháp Chiurin – Konova, dịch chiết H2SO4 0,5M.

- CEC trong đất: phương pháp Schachtschabel (pH = 7);

- Các nguyên tố kim loại năng tổng số (Cd, Cu, Pb, Zn), công phá mẫu bằng H2SO4 + HNO3 đặc, xác định trên máy hấp thụ nguyên tử (AAS).

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu

Các thông tin, số nghiên cứu sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp thống kê tốn học bằng các phần mềm thống kê thích hợp.

Sử dụng khung phân tích DPSIR (Dynamic– Pressures – State – Impacts – Response) trong phân tích và đánh giá các tác động của phát triển chăn nuôi đến phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)