Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3. Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang

Hà Giang

Hà Giang là tỉnh địa đầu tổ quốc có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phịng, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế giữa hai nước; có vai trị trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái cho các tỉnh hạ du. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh đã tạo ra các thuận lợi, tiềm năng phát triển cũng như các khó khăn, hạn chế.

1.3.1. Điều kiện thuận lợi, tiềm năng phát triển

- Vị trí địa lý:

Do giáp với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy và nhiều cặp cửa khẩu khác, Hà Giang có lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cho việc giao thương buôn bán.

- Tiềm năng phát triển thủy điện:

Hiện nay, 45 dự án thủy điện đã được quy hoạch với tổng công suất lắp máy 650 MW để khai thác năng lượng nước. Ngoài ra, tỉnh đã đưa vào sử dụng 24 nhà máy với tổng công suất 407,8 MW. Các nhà máy thủy điện đang được xây dựng, dự kiến đến năm 2030 sẽ khai thác hầu như toàn bộ trữ năng thủy điện của Hà Giang. - Tiềm năng khoáng sản:

Hà Giang đã phát hiện được 176 mỏ và điểm quặng với 29 loại khoáng sản khác nhau với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn cho đến hàng trăm triệu tấn, đá xây dựng và đá vơi có trữ lượng rất lớn trên tồn tỉnh. Hiện nay một số khoáng sản đã đang được khai thác như quặng sắt, mangan, antimoan. Cơng nghiệp khai khống và thủy điện là 2 ngành có tốc độ phát triển cao trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Tiềm năng về phát triển du lịch:

Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh mang tầm vóc quốc tế và quốc gia như Cơng viên địa chất tồn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, dinh thự họ Vương ở Đồng Văn, ruộng bậc thang Hồng Su Phì, khu vực hóa thạch Huệ Biển - xã Lũng Phù, huyện Mèo Vạc; hang Rồng, xã Tà Lủng và Pả Vi... Hiện nay, du lịch Hà Giang mới thu hút được hơn 500 nghìn du khách đến thăm quan, nghiên cứu, vãn cảnh Hà Giang. Trong tương lai khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp, các danh lam thắng cảnh được đầu tư chắc chắc sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn. - Tiềm năng về phát triển nông - lâm nghiệp:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang khai thác gần 200 nghìn ha, đất lâm nghiệp hơn 436 nghìn ha (trong đó rừng sản xuất 196,8 nghìn, rừng phịng hộ 196,5 nghìn ha, rừng đặc dụng 44 nghìn ha). Quỹ đất nơng lâm nghiệp đang được quy hoạch và đầu tư để mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn. Ngồi ra, tỉnh cịn có khoảng 123 nghìn ha đất chưa sử dụng, trong thời gian tới có thể khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho mục đích nơng, lâm nghiệp khoảng gần 100 nghìn ha.

- Tiềm năng về phát triển dược liệu:

Với khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, Hà Giang có nguồn tài nguyên các loại dược liệu phong phú và đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 loại dược liệu khác nhau có nhiều cây có giá trị về y học và kinh tế, phân bổ chủ yếu ở độ cao từ 1.000 đến 1.500 m, đặc biệt có nhiều ở 4 huyện núi đá phía ắc (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ) và 2 huyện núi cao phía Tây (Xín Mần và Hồng Su Phì), gồm các loại dược liệu chính như: thảo quả, hồi, quế, đỗ trọng, óc chó, hương thảo, giảo cổ lam, bạch chỉ. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà khoa học, chất lượng các loài cây dược liệu trên địa bàn Hà Giang rất tốt. Đây chính là cơ sở để Hà Giang xây dựng các vùng chuyên canh phát triển cây dược liệu về trước mắt và lâu dài, nhất là ở 6 huyện núi cao kể trên.

1.3.2. Khó khăn

- Địa hình, khí hậu:

Do địa hình bị chia cắt, Hà Giang phải đối mặt với những khó khăn về mặt giao thơng, cơ sở vật chất như xa với trung tâm thủ đô, giao thông đơn tuyến, xa các

trung tâm kinh tế, thị trường lớn, khó kết nối; khả năng kết nối, khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa, thị trường lao động hết sức khó khăn, sản xuất hàng hóa có giá thành cao. Chính điều này đã gây nên việc mất lợi thế cạnh tranh, giảm thu hút đầu tư rất hạn chế của các doanh nghiệp tới các khu vực trên địa bàn tỉnh.

Điều kiện thổ nhưỡng của Hà Giang rất đặc thù, khó có thể hình thành sản xuất nơng nghiệp quy mô lớn. Mùa mưa thường gây lũ lụt, sạt lở đất gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của người dân, làm hư hại các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, hạ tầng năng lượng, nhà cửa... Ngược lại mùa đơng thường ít mưa nước cho sinh hoạt và sản xuất thiếu, có những đợt giá rét kéo dài gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân.

- Kinh tế:

Điểm xuất phát nền kinh tế của tỉnh cịn thấp, bình qn đất sản xuất nông nghiệp đầu người thấp, phân bố phân tán, manh mún, gây khó khăn cho công tác chuyển đổi sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhiều hộ làm nơng nghiệp rất khó khăn, thiếu vốn để đầu tư, trong khi sản xuất nơng nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng rủi ro cao, địa bàn lại xa nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất lớn.

Ngồi ra, tiềm năng phát triển cơng nghiệp của tỉnh rất hạn chế, không thể xây dựng được các nhà máy thủy điện với quy mơ lớn. Các điểm mỏ khống sản đều có quy mô vừa và nhỏ, chất lượng quặng kém, để sản xuất quặng cho luyện kim cần có cơng nghệ chế biến sâu để đạt được quặng tiêu chuẩn cấp cho luyện kim. Vì vậy, khi thị trường biến động sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh.

Tỉnh cũng phải đối mặt với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động chưa biết chữ đến tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 75%, điều này phần nào ảnh hưởng đến sự tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)