Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 phân theo huyện, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 35 - 44)

Huyện, thành phố Tổng diện tích (ha) cấu (%) Trong đó Đất SX NN cấu (%) Đất lâm nghiệp cấu (%) Đất chuyên dùng Cơ cấu (%) Đất ở Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 792.948,34 100 197.894,64 24,96 445.398,19 56,17 16.655,25 2,10 7.096,29 0,89 1.TP. Hà Giang 13.345,90 100 1.742,02 13,05 9.365,90 70,18 672,68 5,04 373,8 2,80 2. Bắc Quang 110.564,46 100 23.807,04 21,53 72.276,32 65,37 2.289,99 2,07 1.278,82 1,16 3. Quang Bình 79.178,26 100 14.344,57 18,12 50.163,44 63,36 1.626,06 2,05 644,16 0,81 4. Vị Xuyên 147.840,92 100 22.796,93 15,42 103.149,40 69,77 4.142,45 2,80 1.157,95 0,78 5. Bắc Mê 85.606,46 100 12.380,38 14,46 51.269,78 59,89 2.654,99 3,10 352,06 0,41 6. Hồng Su Phì 63.238,04 100 17.679,86 27,96 33.192,40 52,49 939,74 1,49 627,76 0,99 7. Xín Mần 58.702,22 100 26.100,34 44,46 28.644,60 48,80 805,51 1,37 542,64 0,92 8. Quản Bạ 54.223,85 100 11.387,81 21,00 31.449,30 58,00 1.042,26 1,92 451,38 0,83 9. Yên Minh 77.658,79 100 25.113,30 32,34 27.874,61 35,89 875,60 1,13 547,36 0,70 10. Đồng Văn 45.171,22 100 16.552,43 36,64 18.337,19 40,59 579,10 1,28 605,42 1,34 11. Mèo Vạc 57.418,23 100 25.989,96 45,26 19.675,25 34,27 1.026,87 1,79 514,94 0,90

Năm 2017, tồn tỉnh có 645.361,33 ha đất nơng nghiệp, chiếm 81,39% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất trồng lúa: 34.138,56 ha;

- Đất trồng cây hàng năm: 160.966,13 ha; - Đất trồng cây lâu năm: 36.928,52 ha; - Đất rừng phòng hộ: 186.019,89 ha; - Đất rừng đặc dụng: 47.035,00 ha; - Đất rừng sản xuất: 212.343,30 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản: 1.866,73 ha; - Đất nông nghiệp khác: 201,76 ha.

a) Đất trồng lúa

Diện tích đất trồng lúa là 34.138,56 ha, chiếm 4,31% diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu các huyện: Vị Xuyên 6.571,29 ha; Quang Bình 5.268,03 ha;Bắc Quang 5.104,82 ha;Bắc Mê 3.700,16 ha;Hồng Su Phì 3.585,03 ha; Xín Mần 3.075,51 ha; Yên Minh 2.041,37 ha. Bao gồm:

+ Đất chuyên trồng lúa nước:11.335,46 ha, chiếm 33,20% diện tích đất trồng lúa. Diện tích đất chuyên trồng lúa nước tập trung chủ yếu các huyện: Bắc Quang 3.601,79 ha; Quang Bình 2.776,00 ha;Vị Xuyên 1.945,61 ha; Xín Mần 1.077,91 ha;… và có 02 huyện khơng có diện tích đất chun trồng lúa nước là huyện Đồng Văn và Quản Bạ.

+ Đất trồng lúa nước còn lại: 22.739,54 ha, chiếm 66,61% đất trồng lúa. + Đất trồng lúa nương:65,37 ha, chiếm 0,19% diện tích đất trồng lúa. b) Diện tích đất trồng cây hàng năm khác

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có 126.827,57 ha, chiếm 15,99% diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tập trung chủ yếu các huyện: Mèo Vạc 23.625,2 ha;Yên Minh 20.983,8 ha; Xín Mần 20.954,3 ha; Đồng Văn 15.103,8 ha;Vị Xuyên 10.489,3 ha;

Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu là diện tích đất trồng ngơ, lạc, đậu tương, rau màu. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn hình thành một số vùng chuyên canh rau và khoảng 1.000 ha đất trồng cây dược

liệu ngắn ngày (trong đó có khoảng 300 - 400 ha được trồng dưới tán cây rừng thuộc diện tích đất rừng phịng hộ).

c) Đất trồng cây lâu năm:

Năm 2017, diện tích đất trồng cây hàng năm là 36.928,52 ha, chiếm 4,66% diện tích đất nơng nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: chủ lực là các cây chè, cao su..., trong đó chè là cây cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh, được trồng ở các huyện Bắc Quang, Vị Xun, Quang Bình, Hồng Su Phì, Xín Mần. Diện tích chè khoảng 21.700 ha

+ Đất trồng cây ăn quả: diện tích cây ăn quả trong những năm gần đây dao động trong khoảng 6.000-8.000 ha chủ yếu là cam, quýt, lê, nhãn, xoài, mận đào (tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên).

+ Cây dược liệu dài ngày: diện tích dược liệu dài ngày của tỉnh hiện có khoảng gần 10 nghìn ha; trong đó nhiều nhất là thảo quả khoảng 9,5 nghìn ha (diện tích này được trồng chủ yếu dưới tán cây rừng thuộc diện tích đất rừng phịng hộ), óc chó 140 ha, đỗ trọng 115 ha.

d) Đất rừng phịng hộ

Năm 2017, diện tích đất rừng phịng hộ có 186.019,89 ha, chiếm 23,46% đất nơng nghiệp. Diện tích đất rừng phịng hộ tập trung chủ yếu các huyện: Vị Xuyên 28.102,84 ha; Quản Bạ 26.333,61 ha; Mèo Vạc 20.591,57 ha; Quang Bình 20.336,90 ha;Yên Minh 18.748,32 ha. Trong những năm qua, diện tích đất rừng phịng hộ của tỉnh đã góp phần nâng cao độ che phủ, duy trì sự cân bằng ổn định về mơi trường đất (chống xói mịn, rửa trơi…), mơi trường nước và khí hậu, giảm thiểu tác hại của thiên tai, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.

đ) Đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng có diện tích 47.035,00 ha, chiếm 5,93% đất nơng nghiệp. Diện tích đất rừng đặc dụng tập trung tại 6 huyện, thành phố: Vị Xuyên 24.320,13 ha; Bắc Mê 11.382,82 ha; Quản Bạ 3.951,50 ha; thành phố Hà Giang 1.742,73 ha;Yên Minh 1.578,60 ha; Hồng Su Phì 1.481,50 ha. Đây là diện tích các khu vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn, các khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, át Đại Sơn, Phong Quang, Tây Côn Lĩnh.

e) Đất rừng sản xuất

Diện tích đất rừng sản xuất tỉnh Hà Giang có 212.343,30 ha, chiếm 26,78% đất nơng nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất tập trung chủ yếu các huyện: Bắc Quang 55.671,04 ha;Vị Xuyên 50.478,06ha; Quang Bình 28.296,53 ha; Bắc Mê 21.751,27 ha; Hồng Su Phì15.036,57 ha. Diện tích đất trồng rừng sản xuất khoảng 39 nghìn ha. Diện tích đất rừng sản xuất tăng đã góp phần nâng cao sản lượng khai thác gỗ, cung cấp một phần cho công nghiệp giấy, dăm gỗ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; tham gia tích cực vào tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho người dân nhất là đồng bào dân tộc ít người.

g) Đất ni trồng thủy sản:

Diện tích loại đất này là 1.866,93 ha, chiếm 0,24% diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích đất ni trồng thủy sản tập trung chủ yếu tại các huyện: Bắc Quang 777,78 ha; Vị Xuyên 517,10 ha; Quang ình 351,53 ha;… Từ năm 2006, tỉnh Hà Giang đã gia nhập vào hội cá nước lạnh Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. Một số mơ hình ni trồng thủy sản có hiệu quả đang được phát triển như nuôi cá lồng, cá bống, chim trắng, tơm càng xanh. Năng suất trung bình khoảng 1 tấn/ha.

d) Đất nông nghiệp khác: có 201,76 ha, chiếm 0,03% diện tích đất nơng nghiệp.

Diện tích đất nơng nghiệp khác của tỉnh chủ yếu là diện tích xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.1.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp

- Đất trồng lúa 34.138,56 ha, tăng 3.647,42 ha so với năm 2010, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bắc Mê tăng 1.505,13 ha, Vị Xuyên tăng 1.217,76 ha, Quang ình tăng 1.114,26 ha,... ngồi ra có những huyện lại giảm nhiều như huyện Bắc Quang giảm 686,36 ha do giảm diện tích đất trồng lúa nương. Đây là những huyện được đo đạc lại chính xác đến từng thửa đất do vậy số liệu được phản ánh trung thực chính xác hơn so với bản đồ giải thửa trước đây nhiều khu vực được đo bổ sung.

- Đất trồng cây hàng năm khác 160.966,13 ha,tăng 35.293,04 ha so với năm 2010 nguyên nhân do hợp chỉ tiêu đất cỏ dùng vào chăn nuôi vào và chuyển từ một số loại đất: Đất trồng lúa nương, đất rừng sản xuất, đất chưa sử dụng.

- Đất trồng cây lâu năm 36.928,52 ha, tăng 7.002,25 ha so với năm 2010, do chuyển từ các loại đất: đất trồng lúa nương, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ (theo cơ cấu quy hoạch 3 loại rừng) và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Đất rừng phòng hộ 186.019,89 ha, giảm 7.993,82 ha so với năm 2010, do cơ cấu lại theo quy hoạch 3 loại rừng và chủ yếu do thay đổi tiêu chí thống kê đất đai theo Thông tư số 28/2014/TT- TNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của ộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Đất rừng đặc dụng 47.035,00 ha, giảm 5.070,22 ha so với năm 2010, do cơ cấu lại theo quy hoạch 3 loại rừng và chủ yếu do thay đổi tiêu chí thống kê đất đai theo Thơng tư số 28/2014/TT- TNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của ộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Đất rừng sản xuất 212.343,30 ha, giảm 80.533,00 ha so với năm 2010, do các loại đất chuyển sang như đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng, đất trồng cây lâu năm, do cơ cấu lại theo quy hoạch 3 loại rừng và chủ yếu do thay đổi tiêu chí thống kê đất đai theo Thông tư số 28/2014/TT- TNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của ộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Đất nuôi trồng thủy sản 1.867,93 ha, tăng 1.866,73 ha so với năm 2010.

3.1.3. Tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp

3.1.3.1. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong năm qua, thời tiết ở Hà Giang tương đối thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Ngồi ra cơng tác chỉ đạo sản xuất được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm chú trọng; các mơ hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa được nhân rộng, đẩy mạnh cơng tác thâm canh, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản phẩm

* Trồng trọt

- Cây lúa: diện tích gieo trồng lúa cả năm 36.073,6 ha, sản lượng lúa đạt 202.317,4 tấn với năng suất 56,1 tạ/ha giảm 0,2 tạ/ha so với năm 2014 (56,3 tạ/ha); trong đó diện tích thâm canh là 33.656,6 ha và diện tích lúa cạn cả năm là 680,1 ha giảm 70,5 ha so với năm 2014.

- Cây ngô: cùng với cây lúa, cây ngô cũng được chú trọng phát triển; diện tích ngơ tăng từ 44,024 nghìn ha năm 2005 nghìn ha lên 54,802 nghìn ha năm 2015 tăng gần 10,778 nghìn ha; sản lượng đạt 187.129,0 tấn; năng suất ngô tăng từ 21 tạ/ha năm 2005 lên trên 34,1 tạ/ha năm 2015 tăng 13,1 tạ/ha so với năm 2005.

- Cây màu: chủ yếu là khoai lang (diện tích khoảng 1.400 - 1.600 ha, sản lượng 7.500 - 8.000 tấn) và sắn (khoảng 4.000 - 5.000 ha, sản lượng từ 39.000 - 41.000 tấn) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh.

- Cây thực phẩm (rau, đậu các loại): diện tích hơn 19.000 ha được trồng ở các huyện trong địa bàn tỉnh. Hà Giang cũng đã hình thành một số vùng chuyên canh rau cung cấp cho thành phố Hà Giang và các trung tâm huyện lỵ.

- Cây công nghiệp: chủ lực là các cây chè, đậu tương, lạc. Ngồi ra, cịn có một số cây khác như mía, lanh, bơng, dược liệu, cây mây nếp... được trồng ở khá nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Chè là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, được trồng ở các huyện Bắc Quang, Vị Xun, Quang Bình, Hồng Su Phì, Xín Mần. Diện tích chè tăng từ 10.908 ha năm 2000 lên 18.944,8 ha năm 2010, đạt 21.026,4 ha năm 2015, tăng hơn 10.000 ha so với năm 2000, trong đó diện tích chè trồng mới là 4.205,3 ha.

- Cây lạc: từ năm 2005 đến năm 2015, cây lạc tăng cả diện tích và sản lượng: Diện tích lạc tăng từ 3.721,2 ha lên 8.553,2 ha, sản lượng tăng từ 3.842,8 tấn lên 18.067,7 tấn, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2005. Cây lạc được trồng nhiều ở vùng chủ lực (chiếm 87% sản lượng) chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên; 2 vùng còn lại chỉ chiếm 13% sản lượng lạc của tỉnh.

- Đậu tương: trồng chủ yếu ở các huyện Hồng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Từ năm 2005 đến 2015, diện tích đậu tương tăng từ 15.711,6 ha lên 23.779,6 ha, sản lượng tăng từ 14.693,8 tấn lên 31.624,4 tấn.

Đậu tương được trồng chủ yếu ở các huyện vùng cao núi đá phía ắc, vùng núi đất phía Tây chiếm hơn 88,0% diện tích và gần 90% sản lượng.

- Cây ăn quả: diện tích cây ăn quả trong những năm gần đây dao động trong khoảng 6.000 - 8.000 ha chủ yếu là cam, quýt, lê, nhãn, xoài, mận đào (tập trung chủ yếu ở Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên…). Sản lượng cam, quýt hàng năm khoảng 10 nghìn tấn. Ngồi cam, qt, hàng năm thu hoạch khoảng hơn 7.500 tấn quả các loại khác như lê, mận, nhãn, vải...

- Cây dược liệu: diện tích dược liệu hiện có của tỉnh gần 11 nghìn ha; trong đó nhiều nhất là thảo quả gần 10 nghìn ha, gừng nghệ hơn 500 ha, lá khôi khoảng 200 ha, hương thảo khoảng 150 ha, óc chó khoảng 140 ha, đỗ trọng hơn 110 ha, ý dĩ 100 ha... Giá trị sản xuất hàng năm hơn 410 tỷ đồng, lợi nhuận hàng năm trên 209 tỷ đồng.

* Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi gia súc là một trong những chương trình kinh tế được tỉnh hết sức chú trọng, coi đó là một trong những giải pháp hàng đầu để xố đói, giảm nghèo bền vững [14]. Chăn ni có vai trị quan trong đối với sự phát triển nông lâm nghiệp, tỷ trọng của ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp ngày tăng, từ 20,4% năm 2005 lên 25,9% năm 2010 sau đó có giảm nhẹ xuống cịn khoảng 24% năm 2015. Chăn nuôi ở vùng cao đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân (chiếm từ 50% - 60% tổng thu nhập) ở các huyện vùng cao núi đá. Để phát triển chăn ni gia súc, diện tích trồng cỏ được quy hoạch mở rộng phát triển, hiện đạt hơn 4.205,3 ha.

Các gia súc, gia cầm được chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là: lợn, trâu, bò, dê, gia cầm. Do nhu cầu vận chuyển hàng hóa đối với ngựa ngày càng ít đi, đàn ngựa đang có xu thế giảm nhiều từ 5.699 con năm 2010 xuống còn khoảng 3.800 con năm 2015, giảm hơn 1.900 con.

Đàn trâu tăng từ 138.104 con năm 2005 lên 158.277 con năm 2010 đến năm 2015 có 163.094,0 con. Đàn trâu được chủ yếu chăn nuôi ở vùng động lực chiếm khoảng 62% tổng đàn, 4 huyện vùng cao núi đá chiếm hơn 15,0%, vùng núi đất

Đàn bò tăng từ 72.679 con năm 2005 lên 101.683 con năm 2010 và đạt hơn 102 nghìn cịn năm 2015. Về cơ cấu, 4 huyện vùng cao núi đá chiếm khoảng 76% tổng đàn, vùng đất phía Tây chiếm gần 13%, vùng động lực chiếm hơn 11,0%.

Đàn lợn tăng từ 329 nghìn cịn năm 2005 lên 461 nghìn con năm 2010 và đạt 568,409 nghìn con năm 2015. Về cơ cấu, vùng động lực chiếm khoảng 48,0% tổng đàn lợn, vùng núi đất phía Tây gần 25%, 4 huyện vùng núi đá chiếm hơn 27,0 %.

Đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng khá từ 2,1 triệu con năm 2005 lên 3,3 triệu con năm 2010 và đạt 4,07 triệu con năm 2015. Xét về cơ cấu, vùng động lực chiếm hơn 56,0% tổng đàn gia cầm, 2 vùng cịn lại chiếm gần 54%.

Ni trồng thủy sản: trong những năm gần đây, diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh dao động trong khoảng 2.000 ha, với sản lượng nuôi trồng thủy sản ước gần 1,5 nghìn tấn. Một số mơ hình ni trồng thủy sản có hiệu quả đang được phát triển như nuôi cá lồng, cá bống, chim trắng, tôm càng xanh. Năng suất nuôi trồng thủy sản cịn thấp đạt trung bình khoảng 1 tấn/ha [7,21].

3.2. Kết quả phân tích mẫu đất và nghiên cứu tuyển chọn một số giống cỏ cho chăn nuôi gia súc ở địa phƣơng

3.2.1. Kết quả phân tích một số tính chất hóa học đất ở tỉnh Hà Giang

3.2.1.1. Các chất tổng số và dễ tiêu trong đất

Kết quả phân tích một số tính chất hóa học đất trồng cỏ ở Hà Giang được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy các tính chất hóa học đất có sự biến động nhất định giữa các điểm quan trắc, nhưng sự biến đổi này không đáng kể.

- Hàm lượng Nitơ trong đất:

Hàm lượng nitơ tổng số trong đất dao động từ 0,09 tới 0,22%, từ mức nghèo tới mức giàu. Tuy nhiên hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất ít có sự khác biệt giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc ở tỉnh hà giang (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)