1- Nguồn khí mang 5- Cột tách 2- Điều chỉnh áp 6- Detectơ
3- Buồng bơm mẫu 7- Máy tính ghi tín hiệu
4- Buồng điều nhiệt
Detectơ cộng kết điện tử (ECD-Electror Capture Detector): ECD sử dụng tia
β (63Ni) để ion hóa các khí mang. Khi các chất hữu cơ có chứa halogen, photpho và nhóm nito đi qua detectơ, detectơ sẽ biến đổi số đo của dòng điện giữa các điện cực tạo ra tín hiệu đặc trưng cho chất. Detectơ hoạt động dựa trên đặc tính của các chất có khả năng cộng kết các điện tử tự do trong pha khí, khả năng cộng kết điện tử lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào hợp chất có trong detectơ.
2.2.4.2. Phương pháp phân tích đánh giá vật liệu xúc tác
a) Phương pháp kích hoạt hạt phát xạ tia X (Particle Induce X-Ray Emission, viết tắt là PIXE)
Đây là một trong các phương pháp phân tích khơng phá hủy mẫu tiên tiến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, khảo cổ, môi trường,…
Các ưu điểm nổi bật của phương pháp này đó là:
- Có thể phân tích đồng thời nhiều nguyên tố với khoảng điện tích nguyên tố Z rộng;
- Độ nhạy phân tích cao, cỡ ppm;
- Thời gian phân tích ngắn (chỉ cần vài phút);
- Khả năng phân tích trực tiếp mẫu, không cần môi trường chân không (trong phạm vi khóa luận này chỉ đề cập đến phân tích PIXE trong hệ máy gia tốc, trong môi trường chân không).
b) Phương pháp nhiễu xạ tia X
Các thông tin cung cấp từ phổ nhiễu xạ tia X căn cứ vào vị trí các mũi phổ, cường độ các mũi phổ và hình dạng các mũi phổ có thể đưa ra nhiều ý nghĩa:
- Vị trí các mũi phổ: Cho phép xác định hình dạng và kích thước các ơ mạng. Từ đó ta có thể định danh tên vật liệu.
- Cường độ các mũi phổ: Có thể tính mật độ electron trong ơ mạng, có nghĩa là xác định được vị trí các ngun tử trong ơ mạng.
- Hình dạng và bề rộng các mũi phổ: Cung cấp thông tin về sự sai lệch so với tinh thể hoàn hảo (sai khuyết trong tinh thể).