2.2.1. Dụng cụ - Thiết bị
- Các thiết bị:
Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS- SMEWW 3113B:2012: Xác định nồng độ ion Pb2+ thuộc Viện Công nghệ Môi trường- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Máy đo pH- Consort – C803 (Đức): Xác định pH và pH hấp phụ tối ưu của vật liệu thuộc Viện Hóa học Vật liệu- Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự.
Máy chụp SEM: Đánh giá bề mặt vât liệu thuộc viện Hóa học Vật liệu- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Máy nhiễu xạ tia X D8-Advance 5005 Brucker (CHLB Đức) thuộc Viện Hóa học Vật liệu- Viện Khoa học và Cơng nghệ Quân sự.
Cân phân tích 4 số, tủ hốt, máy lắc, lị nung tĩnh, máy nghiền bi, máy li tâm. Máy sấy chân khơng, máy khuấy từ có gia nhiệt.
- Và các dụng trong phịng thí nghiệm.
2.2.2. Hóa chất
Trấu, axit HCl 37% , axit HNO3 68%, H2SO4 98%, Co(CH3COO)2.4H2O, nước cất,
Pb(NO3)2.
Pha chất xúc tác Co2+:
+ Cân 1,245 gam Co(CH3COO)2.4H2O cho vào 100ml dung dịch nước cất được dung dịch Co(CH3COO)2 0,05M.
+ Làm tương tự với nồng độ xúc tác là 0,1M; 0,2M; 0,3M; 0,4M.
Pha dung dịch chì chuẩn: Hịa tan 1,32 g Pb(NO3)2 trong 10 ml H2O sau đó cho vào bình định mức 1000ml thêm nước cất đến vạch dùng dung dịch HCl 6M chuyển về môi trường axit (pH 3-4) được dung dịch Pb 1g/l (1000ppm).
Các dung dịch có nồng độ thấp hơn được pha chế từ dung dịch gốc. Ví dụ pha dung dịch Pb2+ 60ppm ta ấy 60ml dung dịch Pb2+ 1000ppm cho vào bình định mức 1000ml rồi định mức đến vạch ta thu được dung dịch Pb2+ 60ppm.