.13 Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện quyền thừa kế QSD đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Đơn vị: Hồ sơ Chỉ tiêu Canh Nậu Kim Quan Chàng Sơn Phùng Xá Tổng 1. Số hồ sơ 13 9 11 20 53 a. Đất ở 10 8 8 16 42 b. Đất nông nghiệp 3 1 3 4 11 2. Quá trình thực hiện a. Đã đăng ký tại VPĐK 8 6 8 14 36

b. Chưa đăng ký tại VPĐK 5 3 3 6 17

3. Loại giấy tờ tại thời điểm thực hiện

a. GCN (chứng thực tại UBND

cấp xã) 6 4 5 8 23

b. GCN (công chứng tại VPCC) 3 2 2 6 13

c. Biên bản phân chia DSTK có

xác nhận của UBND cấp xã 3 1 2 3 9

d. Biên bản phân chia DSTK

không xác nhận của UBND cấp xã 1 1 1 2 5

đ. Không giấy tờ 0 1 0 1 2

Số lượng các hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục đăng ký biến động quyền thừa kế QSD đất tại Văn phòng đăng ký QSD đất còn thấp, điều này cho thấy nhu cầu thực hiện quyền không đồng đều, những khu vực người sử dụng đất có trình độ hiểu biết cao nhưng nhận thức của người dân trong vấn đề này còn chưa đầy đủ. Họ cho rằng việc thừa kế QSD đất là việc nội bộ gia đình, khi phải phân chia thừa kế thì anh em tự thoả thuận với nhau, không cần phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Từ bảng trên ta thấy, tổng số hồ sơ thực hiện quyền thừa kế QSD đất là 53 hồ sơ. Tỷ lệ số hồ sơ đăng ký thực hiện thủ tục thừa kế QSD đất tại Văn phòng đăng ký QSD đất là 36 hồ sơ (chiếm 67,92% tổng số hồ sơ), số hồ sơ còn chưa đăng ký tại Văn phòng đăng ký QSD đất là 17 hồ sơ. Trong đó số hồ sơ đã có GCN QSD đất thực hiện quyền thừa kế được lập văn bản phân chia di sản thừa kế tại VPCC là 13 hồ sơ, được chứng thực tại UBND cấp xã là 23 hồ sơ. Các hộ gia đình, cá nhân mà chủ sử dụng ban đầu đã chết, đối với các thửa đất chưa được cấp GCN QSD đất thì họ thường lập văn bản phân chia di sản thừa kế và xin xác nhận của UBND cấp xã hoặc chỉ có người làm chứng. Những trường hợp như vậy khi đi làm thủ tục cấp GCN QSD đất lần đầu thường rất phức tạp và khó khăn, như văn bản được lập thiếu hàng thừa kế hay sai hàng thừa kế, những người cùng được hưởng thừa kế vì nhiều lý do khơng thống nhất được với nhau dẫn đến việc không làm thủ tục đăng ký thừa kế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai gâp lãng phí cho Nhà nước cũng như người sử dụng đất. Vì vậy người được thừa kế sẽ bị hạn chế các quyền sử dụng đất khi chưa được khai nhận đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định. Đối với các hộ gia đình, cá nhân được hưởng thừa kế khi có nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng thì họ mới đăng ký cấp GCN QSD lần đầu, khơng có nhu cầu thì họ vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định.

2.3.5 Quyền tặng cho quyền sử dụng đất

2.3.5.1 Tình hình thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất ở

Theo các quy định của pháp luật, người sử dụng đất đã được cấp GCN QSD đất thì được thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất tại các cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền. Hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký QSD đất, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 83 - 85)