.1 Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 45)

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Thạch Thất)

Đây là vùng bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng. Nổi tiếng nhất có chùa Tây Phương ở xã Thạch Xá và cũng là vùng đất có nhiều làng nghề nhất Hà

Bằng, đan lát Bình Phú, sắt Phùng Xá…Huyện cũng cịn lưu giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống múa rối nước. Thạch Thất còn là quê hương của nhiều danh nhân như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà viết kịch Tào Mạt, nhà thơ Bằng Việt, võ sư Nguyễn Lộc...

Từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 01/8/2008, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 19/QĐ-UBND về việc tạm giao tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình) về huyện Thạch Thất quản lý.

Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 22 xã.

Vậy tổng diện tích của huyện là 202,5 km2.

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng và có các dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình đồng bằng: phân bố trên địa bàn 11 xã, tập trung bên bờ trái sơng Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10m so với mặt biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

- Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gị: có trên địa bàn 9 xã, độ cao trung bình so với mặt biển từ 10m đến hơn 15m. Có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình 3-8 độ, đã hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu biểu là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hố nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50cm.

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đơng lạnh, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều.

- Nhiệt độ: nhiệt trung bình trong năm khoảng 23,40C, trong đó cao nhất lên tới trên 37,50C và thấp nhất là 50C. Số giờ nắng: trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất là 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.

- Lượng mưa: bình quân năm là 1.628mm, cao nhất là 2.163mm và thấp nhất

là 1.519mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đồng đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể lên tới 336mm.

2.1.1.4 Thủy văn

- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi sơng

Tích, kênh dẫn nước Đồng Mơ - Ngài Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ.

- Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực. Vùng gị đồi phía phải sơng Tích

có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70 - 80m, lượng nước này khơng lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía trái sơng Tích có mực nước ngầm nơng và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.

2.1.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, huyện Thạch Thất (trước khi sáp nhập thêm ba xã) bao gồm những loại đất chính sau:

* Nhóm đất phù sa: Diện tích 6.205,97ha chiếm 47,07% diện tích tự nhiên. Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên trầm tích của các con sông.

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 150,82ha chiếm 1,14% diện

tích tự nhiên. Đất được hình thành do sự bồi đắp một lượng phù sa mới hàng năm vào mùa mưa, tùy theo điều kiện địa hình và động năng dịng chảy mà lượng phù sa mới được bồi đắp dày hay mỏng. Đất phù sa được bồi hàng năm có độ phì khá, thích hợp với trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa khơng được bồi (P): Diện tích 4.867,07ha chiếm 36,92% diện

tích tự nhiên. Loại đất này có ở nơi địa hình tương đối cao, đất thống khí, thốt nước tốt, nơi có địa hình thấp.

- Đất phù sa gley (Pg): Diện tích 506,94ha chiếm 3,85% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí hình thành nên tầng Gley từ mức độ trung bình đến mạnh.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 681,14ha chiếm 5,17%

diện tích tự nhiên.

2.1.1.6 Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Huyện Thạch Thất là khu vực khan hiếm tài ngun thiên nhiên. Các khống sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở Đại Đồng; đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi những tập trung nhiều ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng; đất, đá, đá bazan tại các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở xã Bình n, Thạch Hồ. Diện tích rừng lớn với 2607,24ha đất rừng, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên nhưng tính đa dạng sinh học không cao. Phần lớn là rừng trồng tập trung tại các xã mới sáp nhập về Thạch thất (72%) là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, một phần là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Ba Vì. Tài nguyên nước trước đây dồi dào nhưng những năm gần đây do tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nguồn nước bị ơ nhiễm và suy giảm, đặc biệt là các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiện.

b) Tài nguyên nước

- Nước mặt: nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sơng Tích, kênh

dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ (trong đó có các hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa) để rồi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung.

- Các xã vùng núi (Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình) nguồn nước mặt là

từ các suối nhỏ, nhìn chung độ dốc lớn, dịng chảy khá mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa. Sản xuất và sinh hoạt của nhân dân chủ yếu lấy từ nguồn nước này. Khu vực thung lũng bằng có một số cơng trình thủy lợi nhỏ (hồ xóm Nhịn, hồ suối Ngọc ở

xã Tiến Xuân), các hồ ao nhỏ nằm rải rác. Nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ hợp thủy, khe suối trên núi chảy qua các cánh đồng là nguồn cung cấp nước cho cánh đồng.

c) Tài nguyên nhân văn

Thạch Thất là vùng đất cổ, được khai phá từ thời xa xưa, tên huyện có từ thời thuộc Hán. Từ xưa, trong huyện có nhiều người thi cử và đỗ đạt cao, giữ những trọng trách lớn trong các triều đại phong kiến. Trong đó nhiều người được lưu danh trong sử sách, tiêu biểu là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (thế kỷ XVI).

Thạch Thất là huyện có nhiều di tích lịch sử - tơn giáo, với 98 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng. Chùa Tây Phương là cơng trình di tích lịch sử được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia. Trong huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong những cái nôi của: múa rối nước, hát chèo, vật cổ điển... Hàng năm nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Gắn liền với các di tích là lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ

nước, Thạch Thất là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống đa dạng, phong phú, đồng thời là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Quy hoạch sử dụng đất cần khai thác triệt để các thế mạnh về tài nguyên nhân văn vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và khu vực.

d) Tài nguyên khoáng sản

Thạch Thất nghèo tài ngun khống sản. Các khống sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở xã Đại Đồng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở các xã: Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở xã Bình Yên.

Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường.

đ) Tài nguyên rừng

Diện tích rừng trên địa bàn huyện Thạch Thất là 2.753,94ha, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình với 2.471,09ha (bằng

89,7%). Tại đây diện tích rừng nhiều, tập trung bao gồm cả rừng sản xuất, rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Diện tích rừng phịng hộ có 346,03ha tập trung chủ yếu ở xã Tiến Xuân với 301,03ha. Diện tích rừng đặc dụng với 611,30ha có ở Yên Trung và n Bình. Diện tích rừng sản xuất chiếm tới gần 70% tổng diện tích rừng. Cây rừng bao gồm tre, nứa, các loại gỗ tạp là chính, các loại gỗ q cịn rất ít. Động vật tự nhiên cịn ít, là các thú nhỏ, các loài chim.

Những năm gần đây diện tích rừng trên địa bàn huyện bị thu hẹp khá nhanh do việc thực hiện các cơng trình, dự án lớn.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Những thành tựu kinh tế đạt được

Năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm thứ 3 tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 bên cạnh những thuận lợi cơ bản song cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,89%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 3.185.972 triệu đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 10,5% so với năm 2012.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế các ngành: Công nghiệp - TTCN - XDCB đạt 67%, thương mại dịch vụ đạt 19,6%, nông nghiệp là 13,4%. Ngành cơng nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện.

2.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu

a) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN - XDCB năm 2013 đạt 2.145.434 triệu đồng, bằng 100,7% kế hoạch năm và tăng 11,2% so với năm 2012. Một số sản phẩm truyền thống vẫn phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá như: Cơ kim khí tăng 14,9%, chế biến lâm sản đồ mộc tăng 15%, chế biến lương thực thực phẩm tăng 14,4%, đệt may tăng 18,1%.

b) Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy về phát triển Nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nơng dân giai đoạn 2011 - 2015; chương trình số 10-CTr/HU ngày 18/9/2011 của Huyện ủy Thạch Thất đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, hiệu quả, bền vững, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nhân dân huyện Thạch Thất giai đoạn 2011 - 2015.

Tổng giá trị sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2013 đạt 426.928 triệu

đồng bằng 99,4% KH năm, tăng 4,5% so với năm 2012. - Ngành trồng trọt: Toàn huyện gieo cấy được 9.605/9.450ha đạt 101,6% KH

năm trong đó vụ xuân đạt 4.854/4.750ha, vụ mùa đạt 4.751/4.700ha. Năng suất lúa bình quân vụ xuân đạt 50,1 tạ/ha, vụ mùa đạt 51,3 tạ/ha. Đến nay trên địa bàn huyện các giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao chiếm trên 70% diện tích gieo cấy trong tồn huyện. Mặc dù năng suất lúa và diện tích gieo trồng cây vụ đông không đạt kế hoạch đề ra nhưng với việc gieo trồng các giống lúa thơm ngon, có chất lượng và giá trị kinh tế cao cùng với nhiều loại cây ăn quả, rau màu cho thu nhập cao nên giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 190.546 triệu đồng, bằng 97,9% KH năm và tăng 2,4% so với năm 2012.

- Chăn ni, thú y: Năm 2013 tình hình dịch bệnh trên cả nước và các khu vực lân cận có nhiều diễn biến phức tạp; Các mơ hình trang trại chăn ni với các giống vật ni có năng suất, chất lượng ngày càng phát triển, có những trang trại chăn ni lớn như ở Yên Bình luon duy trì trên mười ngàn con lợn rừng, trang trại ở xã Kim Quan ln duy trì chăn ni trên 2000 con lợn ngoại …Sản lượng thịt hơi trâu bò ước đạt 360 tấn tăng 11 tấn, lợn trên 2 tháng tuổi đạt 13.900 tấn tăng 2.214 tấn so với năm 2012. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013 đạt 195.958 triệu đồng, bằng 98,7% KH năm và tăng 3,2% so với năm 2012.

- Thủy sản: Tổng giá trị sản xuất đạt 17.420 triệu đồng, bằng 105,6% KH năm và tăng 12,2% so với năm 2012. Tiếp tục nuôi thả các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng trên diện tích 620 ha mặt nước; nên sản lượng thủy sản đạt 1.910 tấn, bằng 102,7 % KH năm và tăng 3% so với năm 2012.

giao, tiếp tục làm tốt cơng tác chăm sóc 2.580 ha rừng hiện có và trồng mới trên 113,6 ha rừng trên địa bàn huyện góp phần vào việc thực hiện tốt phong trào trồng cây, gây rừng và đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân đồng thời có tác dụng trong việc gìn giữ, bảo vệ mơi trường sinh thái.

c) Thương mại - du lịch

Giá trị Thương mại dịch vụ năm 2013 đạt 613.610 triệu đồng, bằng 100,1% KH năm và tăng 12,5 % so với năm 2012. Đã phối hợp với các công ty thương mại tổ chức nhiều đợt bán hàng bình ổn giá ở các xã: Bình Phú, Đại Đồng, Chàng Sơn, Hữu Bằng, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu và Trung tâm TDTT huyện… phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa của nhân dân trong huyện được thuận tiện, chất lượng hàng hóa đảm bảo.

2.1.2.3 Dân số và lao động

a) Dân số

Dân số toàn huyện năm 2013 là 188.697 người, với hai dân tộc chính là Kinh và Mường. Dân tộc Mường khoảng gần 17.900 người chiếm 9,05% tổng dân số tập trung tại ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân. Dân số thành thị là 5.902 người. Dân số nông thôn là 182.795 người. Tỷ lệ giữa dân thành thị và nông thôn khá chênh lệch, gấp gần 30 lần song tỷ lệ nam và nữ lại khá đều, đảm bảo cân bằng giới trong toàn huyện.

Trong giai đoạn 5 năm 2006 - 2011, tốc độ tăng tự nhiên dân số bình quân của huyện là 1,51%/năm. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,27%. Giai đoạn 2010 - 2011, tỷ suất sinh thô vẫn cao (1,55%), tỷ lệ sinh con thứ ba là 13,5%. Mật độ dân số trung bình xấp xỉ 886,9 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng với mật độ 1.209 người/km2, các xã vùng bán sơn địa có mật độ dân số thấp khoảng 191 người/km2. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến lượng chất thải phát sinh tại các khu vực, gây ra sự khác biệt khối lượng rác thải sinh hoạt giữa khu vực đồng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 45)