Ứng dụng phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu đã được chuẩn hóa ở trên, chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ nhiễm Leptospira trong các mẫu bệnh phẩm thận lợn lấy tại lò mổ. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.3 và minh họa ở hình 3.4, 3.5.
Bảng 3.3. Tỷ lệ mẫu PCR dƣơng tính vơi Leptospira
STT Địa điểm Số mẫu xét
nghiệm Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ dƣơng tính (%) 1 Đắk Lắk 50 5 10* 2 Bình Định 50 6 12* Tổng 100 11 11
Hình 3.4. Kết quả PCR mẫu DNA tách chiết từ thận ở lấy mẫu ở các lò mổ tại
Buôn Hồ - Đắk Lắk. Giếng 1: đối chứng âm; Giếng 2: thang chuẩn DNA 100bp;
Giếng 3: đối chứng dương; Giếng 4 đến 45: lần lượt là mẫu DNA từ 1 đến 43 của các mẫu bệnh phẩm; Giếng: 46: đối chứng dương; giếng 47 đến 53: lần lượt là
mẫu DNA từ 44 đến 50 của các mẫu bệnh phẩm.
Dựa vào hình 3.4 ta thấy trong 50 mẫu đã thu ở Đắk Lắk thì có 5 mẫu dương tính đó là mẫu 13, 14, 29, 34 và 43.
- M + 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43
Hình 3.5. Kết quả PCR mẫu DNA tách chiết từ thận ở lấy mẫu ở các lò mổ tại
Phù Cát – Bình Định. Giếng 1: đối chứng âm; Giếng 2: thang chuẩn DNA 100bp;
Giếng 3: đối chứng dương; Giếng 4 đến 45: lần lượt là mẫu DNA từ 51 đến 93 của các mẫu bệnh phẩm; Giếng: 46: đối chứng dương; giếng 47 đến 53: lần lượt là
mẫu DNA từ 94 đến 100 của các mẫu bệnh phẩm.
Dựa vào hình 3.5 ta thấy trong 50 mẫu thu ở tỉnh Bình Định thì có 6 mẫu dương tính đó là mẫu: 54, 55, 65, 67, 92, 98.
Như vậy kết quả từ bảng 3.3 cho thấy, đang có sự lưu hành của Leptospira
trên đàn lợn ở các địa phương nghiên cứu, với tỷ lệ nhiễm trung bình của 2 tỉnh Đắk Lắk và Bình Định là 11%.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Hưng (1994) về đặc điểm dịch tễ học và đặc tính sinh học của Leptospira trên gia súc ở Việt Nam cho thấy lợn mắc bệnh với tỷ lệ 25,6% [4]. Theo Hoàng Mạnh Lân (2001), nghiên cứu về đặc điểm dịch tể học
- M + 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74
75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93
bệnh xoắn khuẩn Leptospirosis trên đàn gia súc ở Đắk Lắk, thì tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở bò (34,27%), tiếp theo là lợn với tỷ lệ nhiễm là 28,40%, và ở chuột là 17,9% [5]. Nghiên cứu của Ho Thi Viet Thu và Tran Chi Hieu (2002) cho thấy tỷ lệ nhiễm
Leptospira ở Châu Thành A, Hậu Giang là 16,98% [33]. Tại một số tỉnh ở phía Bắc
Trung Bộ, tỷ lệ mẫu huyết thanh lợn dương tính với kháng thể Leptospira là
26,83% [7].
Theo nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm bệnh Leptospirosis tại Đăk Lắk theo mùa ở lợn thì mùa mưa sẽ cao hơn mùa khô [5]. Đợt lấy mẫu của chúng tôi tại 2 tỉnh Đăk Lắk và Bình Định vào đầu tháng 3/2012 và 4/2012 là mùa khô, trời nắng nóng. Ngoài ra tiến hành trên mẫu thận chắc chắn tỷ lệ sẽ thấp hơn khi dùng phương pháp phát hiện kháng thể trong huyết thanh lợn. Ngoài ra hiện nay thì phương thức chăn nuôi có cải thiện hơn về mặt thức ăn công nghiệp và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hơn những năm về trước. Cho nên tỷ lệ phát hiện bệnh thấp hơn là hợp lý.
Sự lưu hành và lây nhiễm của Leptospira phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện môi trường, khí hậu, vùng địa lý, sự có mặt của các đối tượng trung gian truyền bệnh và mức độ tiếp xúc với vật nuôi [34], [14]. Điều này giải thích vì sao có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Leptospira trên lợn giữa kết quả thu được từ nghiên
cứu này với những nghiên cứu trước đó. Và cũng khác nhau giữa hai tỉnh trong nghiên cứu này, mặt dù trong nghiên cứu này sự sai khác giữa tỷ lệ nhiễm bệnh leptospirosis là không có ý nghĩa (P>0,05) (xem phụ lục 1).
Có thể giải thích sự sai số không có ý nghĩa trên là do nhiều yếu tố: Số lượng mẫu lấy tương đồng nhau ở 1 khu vực nhất định trên một tỉnh, chỉ thu mẫu một huyện ở Đắk Lắk và một huyện ở Bình Định; Chưa thực hiện ở nhiều thời gian khác nhau; Các phương thức chăn nuôi khác nhau ở 2 vùng khác nhau, theo chúng tôi được biết khu vực lấy mẫu ở Buôn Hồ - Đắk Lắk thì người dân chủ yếu theo mô hình công nhiệp, còn ở Phù Cát – Bình Định thì người dân chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình.
Bệnh Leptospirosis ở người mắc phải chủ yếu từ nguồn động vật [9]. Vi khuẩn
Leptospira cư trú trong thận của vật mang trùng và được thải ra môi trường qua
nước tiểu, gây ô nhiễm đất, nước. Leptospira gây nhiễm cho người khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của vật mang trùng hoặc nguồn đất, nước bị ô nhiễm [14], [9]. Do đó, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ lây nhiễm Leptospira ở người tại hai
huyện Buôn Hồ - Đắk Lắk và Phù Cát – Bình Định là rất cao.
Theo Levett (2001), Adler và Moctezuma (2010), một số serovar Leptospira
không có độc lực lưu hành trên gia súc và gây khó khăn cho công tác chẩn đoán. Một số serovar thuộc loài L. biflexa không có độc lực thường tồn tại rất lâu trong môi trường chăn nuôi và xâm nhập vào cơ thể gia súc, gây đáp ứng miễn dịch [34], [9]. Khi sử dụng phương pháp MAT để khảo sát kháng thể cũng như phân lập
Leptospira từ những đàn gia súc này thường rất khó khăn và không đánh giá chính
xác được sự lưu hành của Leptospira. Hơn nữa, ở thời kỳ đầu của quá trình gây
bệnh, kháng thể kháng Leptospira chưa xuất hiện trong máu do đó không thể chẩn đoán được chính xác ca bệnh bằng phương pháp MAT. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp PCR để chẩn đoán sớm các ca bệnh là cần thiết.
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ