Những nghiên cứu về đất ngập nướ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 25 - 28)

1.1 .Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và Việt Nam

1.3. Nghiên cứu về đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam

1.3.2. Những nghiên cứu về đất ngập nướ cở Việt Nam

Đất ngập nước ở Việt Nam có số lượng khá lớn với diện tích chiếm 1/3 diện tích cả nước, chủ yếu phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông và rừng ngập mặn phân bố dọc theo bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Vì thế các cơng trình nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam tương đối phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề, được khái quát làm hai khuyenh hướng chính sau:

- Nghiên cứu tổng hợp theo từng vùng cụ thể hoặc tồn quốc, ví dụ: các vùng ĐNN ở ĐB Sơng Hồng, ĐB Sông Cửu Long…

- Nghiên cứu theo từng hợp phần của ĐNN, ví dụ như nghiên cứu HST RNM, đa dạng động thực vật ở vùng ĐNN…

Một trong những dự án đầi tiên có liên quan tới ĐNN ở Việt Nam là dự án “Sông Mê Kông và Đồng bằng Sông Cửu Long” của Ủy ban sông Mê Kơng (1957) do chính phủ 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan thành lập. Dự án này đã tiến hành điều tra về thủy văn sông Mê Kông, kinh tế, xã hội,địa chất, khống sản, tiềm năng nơng nghiệp vùng hạ lưu sông Mê Kông cũng như các điều tra về hệ động thực vật hoang dã của lưu vực sông Mê Kông. Theo tài liệu “Kiểm kê đất ngập nước châu Á” (Scott, D.A, 1989), Việt Nam có khoảng 25 vùng đất ngập nước bước đầu được kiểm kê với 2 nhóm chính là ĐNN nội địa và ĐNN ven biển.

Theo Cục Bảo vệ Mơi trường và IUCN Việt Nam thì các HST ĐNN nước ngọt có khoảng 2611 lồi thủy sinh vật, 1403 loài tảo [15]. Việt Nam trở thành thành viên tham gia ký kết Cơng ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế (thường gọi là Công ước Ramsar) ngày 20/1/1989. Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Vì vậy cho đến nay các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học ở khu vực này. Theo thống kê từ các báo cáo trước đây, dự án JICA “Xây dựng khung cơ sở dữ liệu Đa dạng sinh học quốc gia” đã thống kê VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu HST với những đặc trưng khác nhau: bãi triều lầy có rừng ngập mặn, bãi triều khơng có rừng ngập mặn, các cồn cát chắn ngồi cửa sơng, đầm ni tơm, sơng nhánh, lạch triều, dải cát mép ngoài Cồn Lu; vùng nước ven bờ cồn Lu, vừng nước cửa sông Ba Lạt. Đối với hệ thực vật trên cạn. dự án đã ghi nhận sự có mặt của 115 lồi thực vật bậc cao có

mạch, chủ yếu là các lồi cây ngập mặn thuộc 101 chi và 41 họ. Số lượng loài thực vật được ghi nhạn ở đây thấp hơn nhiều sơ với dẫn liệu ban đầu của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007) (192 loài thuộc 145 chi của 60 lồi thực vật có mạch) [22]. Sự chênh lệch này xuất hiện bởi trong báo cáo của JICA khơng đề cập tới các lồi cây thuộc hệ sinh thái nông nghiệp hoặc khu dân cư tại khu vực vùng đệm của VQG Xuân Thủy. Cũng theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007) tại cửa Ba Lạt và ven biển Giao Thủy đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo: Tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), vi khuẩn La

(Cyanobacteria), tảo Silic (Bacillariophyta), trong đó tảo Silic ln chiếm ưu thế cả

về số lượng họ, chi và lồi.

Một trong những nghiên cứu có quy mơ tổng thể về ĐNN đầu tiên ở Việt Nam chính là cơng trình “Kiểm kê ĐNN Việt Nam” (1989) của Lê Diên Dực, đã mở đầu cho quá trình nghiên cứu về ĐNN theo hướng nghiên cứu chuyên sâu về ĐNN. Trong cơng trình này tác giả đã thống kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọn cần được bảo vệ của nước ta. Tiếp theo đó, năm 1990, bản dịch tiếng việt của cuốn “Bảo vệ ĐNN – Tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động cần thiết” của Patrik J.Dugan đã được xuất bản, giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận cách nghiên cứu ĐNN của thế giới.

Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống kê tương đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy hoạch thàtnh các khu bảo tồn. Sau đó là hàng loạt các cơng trình kiểm kê và phân loại ĐNN của Nguyễn Hồng Trí (1995), Phan Ngun Hồng (1989 – 1998), Nguyễn Chu Hồi (1995), Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và cộng sự (1992 – 2003), những cơng trình này đã làm rõ nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn của nghiên cứu ĐNN, đánh giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng, các áp lực, mối đe dọa, chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN Việt Nam.

Lê Văn Khoa và W. Roth – Nelson (1994) đã cùng hợp tác nghiên cứu về các vùng ĐNN ở khu vực sông Mê Kơng với kết quả là cơng trình “ĐNN sử dụng bền vững cho nông nghiệp khu vực sông Mê Kong, Việt Nam” cho thấy các nghiên cứu đã bắt đầu tập trung vào việc định hướng sử dụng và bảo tồn ĐNN. Khi định

hướng này được áp dụng cho toàn thể ĐNN ở Việt Nam, Nguyễn Chu Hồi và các cộng sự (1996) đã xuất bản cơng trình “Việt Nam – Chiến lược quốc gia về bảo tồn và quản lý ĐNN – Hiện trạng, sử dụng, bảo tồn và quản lý”. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học của các vùng ĐNN phải tới các cơng trình của Vũ Trung Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993)… đã thống kê, phân loại được nhiều quần xã sinh vật, tìm hiểu được nhiều thành phần, nguồn gốc, phân bố và chức năng của ĐNN.

Trong 2 năm 1998 và 1999, Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu bảo tồn ĐNN của Việt Nam” do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ quản. Kết quả đã xây dựng hồ sơ khoa học cho 52 vùng ĐNN lớn của Việt Nam, đề xuất được 7 khu bảo tồn ĐNN để chính phủ phê duyệt.

Chỉ trong vịng 5 năm (2000-2005) Việt Nam đã hòa nhập với các hoạt động quốc tế trong Chương trình Con người và sinh quyển với sự đóng góp của 4 khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ), bao gồm: KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, KDTSQ Cát Tiên, KDTSQ quần đảo Cát Bà và KDTSQ châu thổ sông Hồng. Đáng chú ý ở đây là trong 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam, ngoại trừ KDTSQ quần đảo Cát Bà thì các KDTSQ cịn lại đều có sự hiện diện của hệ sinh thái đất ngập nước. Điển hình như KDTSQ Cát Tiên với vùng lõi là VQG Cát Tiên có sự đa dạng về các sinh cảnh sống bao gồm rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae); rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài Bằng lăng (Lagerstroemia spp).; đất ngập nước ngọt với các hồ trống trải và trảng cỏ ngập nước theo mùa, bao gồm các lồi cỏ (Saccharum spontaneum), (S. arundinaceum) và Sậy khơ nhỏ (Neyraudia

arundinacea); rừng ngập nước ưu thế là các loài Đại phong tử (Hydnocarpus

anthelmintica) xen lẫn với Sanh(Ficus benjamina); và hàng loạt các kiểu sinh cảnh

thứ sinh, bao gồm trảng cỏ và rừng tre nứa (FIPI, 1993). Đa dạng thực vật ở đây được biết đến với 1610 lồi thực vật trong đó có 31 lồi q hiếm, 23 lồi chỉ có ở Cát Tiên. Trong số các loài thực vật phải kể đến 30 loài được bảo tồn nguồn gen, 511 loài cây gỗ (176 loài gỗ q), 550 lồi cây làm thuốc và hàng trăm lồi có giá trị thực phẩm, lấy dầu, lấy sợi… Hiện có có 34 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam như gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus

macrocarpus)...Các loại rừng này là nơi ở và kiếm ăn của các loài động vật mà chỉ

có ở vùng rừng nhiệt đới.

Hệ sinh thái ĐNN nội địa của Việt Nam có nhiều dạng như các hồ (hồ chứa, hồ tự nhiên), sông suối. Các lồi thực vật ở các hồ tự nhiên có những mức độ đa dạng khác nhau: hồ Ba Bể (Bắc Kạn) với 100 loài thực vật nổi và 20 loài thực vật bậc cao mọc ven bờ và sống nổi trên mặt nước, hồ Chứ (Phú Thọ), hồ Tây (Hà Nội) với 12 loài thực vật nổi, Biển Hồ (Gia Lai) với 122 loài thực vật nổi, hồ Lak (Đăk Lăk) với 100 lồi thực vật nổi [15]… Cịn ở các khu vực sơng, hồ thì thực vật chủ yếu là các loài tảo (Algae). Theo đánh giá của các nhà khoa học thì khu hệ thủy vật của hệ sinh thái suối có tỷ lệ các lồi đặc hữu cao và nhiều lồi cịn chưa được phát hiện. Ví dụ thực vật đặc hữu của hồ Ba Bể là loài Trúc dây (Ampelocalamus sp.1) mọc trên các vách đá, loài tảo đỏ ở hộ Ba Bể. Đây là những lồi duy nhất được được tìm thấy ở VQG Ba Bể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)