TT Nội dung Ký hiệu
1 Cho gỗ 33
2 Nguyên liệu giấy, sợi 34
3 Tinh dầu 35 4 Dầu béo 36 5 Nhựa 37 6 Cho Ta nin 38 7 Làm thuốc 39 8 Chất nhuộm 40 9 Cây cảnh 41
10 Thức ăn cho người 42
11 Thức ăn gia súc 43
12 Nguyên liệu xây dựng 44
Nghiên cứu về mức độ nguy cấp của các lồi q hiếm
Từ bản danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã được chỉ định trong các danh lục của các chỉ tiêu (danh lục đỏ): Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (2007) [4]; Nghị định 32 CP/2006/NĐ-CP của chính phủ [13], Danh lục đỏ của IUCN (2009) [45].
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
- Toạ độ địa lý:
Từ 20020’55” đến 20025’45” vĩ độ bắc
Từ 105048’00” đến 105054’30” kinh độ đông.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn 7 xã là Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia thanh thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Trụ sở văn phịng ban đóng trên địa bàn xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Địa hình
Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có kiểu địa hình ơ trũng giữa các dịng sơng và là một trong những ô trũng lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nằm về phía Đơng Nam của Châu thổ Bắc Bộ. Các núi đá vơi (có xen một ít đồi cát kết) khá đồ sộ chiếm gần ¾ diện tích khu BTTN, chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Trên dãy núi này có đỉnh cao nhất là 428m. Bề mặt bị chia cắt mạnh, với dạng địa hình tiêu biểu là các sườn núi dốc đứng nối tiếp điệp trùng, các đỉnh lởm chởm đá tai mèo sắc, nhọn. Ít thấy các thung lũng và các cánh đồng Karst lớn, mà thường thấy các thung dạng lòng chảo nhỏ dưới 10ha như thung Tranh... Dưới chân núi đá vơi thường có nhiều hang động ngập nước. Ranh giới giữa chân các dãy núi đá vơi và vùng đất trũng ngập nước cịn xen kẽ một số đồi đá phiến thấp nằm rải rác trong khu vực với độ cao không vượt quá 50m.
Khí hậu- thuỷ văn
Khu BTTN ĐNN Vân Long có nhiệt độ bình quân năm biến động từ 23,30C - 23,40C. Mùa lạnh tới sớm vào cuối tháng 11 kết thúc vào đầu tháng 3 (số ngày lạnh trung bình từ 50-60 ngày) chủ yếu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc Nhiệt độ nóng nhất trung bình vào tháng 7 >290C, nhiệt độ tối thấp là 50C và tối cao là 390C. Lượng mưa ở mức trung bình, biến động từ 1800mm - 1900mm phân bố không đều giữa các mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88-90% tổng lượng mưa năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có ngày mưa tới 451mm.
Về hệ thống thuỷ văn: trong vùng có 3 hệ thống sơng lớn có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong khu BTTN, đó là sơng Đáy, sơng Bơi và sơng Hồng Long với nhiều nhánh sông suối nhỏ như sơng Lãng, sơng Canh. Ngồi ra trong khu BTTN cịn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép và một số hang động trong núi đá vôi cung cấp nước cho đầm Cút và đầm Vân Long. Đặc điểm của các sơng lớn là có độ dốc nhỏ, uốn khúc quanh co và có nhiều sơng nhỏ nối các sơng lớn tạo nên một mạng lưới khá dày đặc.
*) Đánh giá chung
Với điều kiện địa lý khí hậu và thủy văn nêu trên, khu BTTN ĐNN Vân Long có những nét nổi bật so với nhiều vùng khác của châu thổ Bắc Bộ. Đối với hệ thống các sườn núi dốc, lớp thổ nhưỡng chỉ gặp trong các hốc nhỏ, phân bố rải rác. Do đó hệ thực vật gặp trên đỉnh và sườn núi trở nên thưa thớt, chủ yếu là những lồi cây bụi, chịu khơ hạn và đặ biệt thích nghi với điều kiện nghèo dinh dưỡng, tồn tại và phát triển trong các hang hốc.
Bên cạnh núi đã vôi và hang động với thảm thực vật đặc trưng, bản thân phần trũng ngập nước cũng là một đơn vị cấu trúc thuộc dạng đầm lầy ngập lũ lụt (mash) với các loài thực vật thủy sinh, ưu thế là các cây thân thảo hoang dã, sống một vài năm phát triển cực thịnh trong mùa sinh dưỡng, ấm nắng và nhanh chóng tàn lụi vào mùa khơ. Vì thế hệ thực vật thủy sinh có ảnh hưởng lớn tới mức độ đa dạng thực vật của khu vực nghiên cứu.
3.1.2. Kinh tế - xã hội:
Dân số, phân bố dân cư và lao động
Khu BTTN ĐNN Vân Long được quy hoạch lấy đất của 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh, riêng 2 xã là Gia Hịa có 3 thơn: Vườn Thị, Gọng Vó và Đồi Ngơ và xã Gia Hưng có 2 thơn: Hoa Tiên và Cọt còn để lại trong khu bảo tồn. Trong khu bảo tồn có 412 hộ, 2504 nhân khẩu, 7 xã trên trở thành vùng đệm của khu Bảo tồn.
Theo thống kê năm 2008 tất cả 7 xã có 12.753 hộ với 50.659 nhân khẩu (dân). Xã ít dân nhất là xã Liên Sơn 5.644 và xã nhiều dân nhất là Gia Hịa 8.372. Mật độ bình qn 530 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số so với xã ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ở đây là thấp 1.7%.