Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 32 - 33)

1.1 .Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và Việt Nam

1.5. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật

Theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của Raunkiỉr, thực vật có các nhóm dạng sống chính, phân biệt theo vị trí của chồi mầm trong mùa khắc nghiệt nhất đối với sinh trưởng thường niên của chúng (ví dụ là mặt đất, mặt đất bị phủ tuyết, nước, bùn,...).

Sơ họa các nhóm dạng sống chính từng bước được cải tiến và chỉnh sửa bởi nhiều tác giả nhưng nhìn chung nó được khái qt theo hình dưới đây (Christen Christensen Raunkiỉr, 1934).

Hình 1.1: Phổ dạng sống của hệ thực vật theo Raunkiær

1. Phanerophyte (Chồi trên); 2-3. Chamaephytes (Chồi sát đất); 4. Hemicryptophyte (Chồi nửa ẩn); 5-6. Geophytes (cryptophytes, chồi ẩn trong đất); 7. Helophyte (chồi bám bùn); 8-9. Hydrophytes (chồi trong nước); Các dạng sống Therophyte (cây một năm), Aerophyte (cây khí sinh) và Epiphyte (cây bì sinh hay phụ sinh) khơng được thể hiện.

Trong nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) Raunkier lại chia làm các dạng tìm thấy ở vùng nhiệt đới ẩm (Ghi theo Thái Văn Trừng, 1978) [38] như sau:

Bảng 1.5. Phổ dạng sống cở bản của nhóm cây chồi trên đất - Phanerophytes

T.T Nội dung Ký hiệu

1 Cây chồi trên lớn Megaphanerophytes: Là cây gỗ cao từ 25m

trở lên R.Mega

2 Cây chồi trên trung bình Mesophanerophytes: Là cây gỗ cao từ

8m – 25m R.Meso

3 Cây chồi trên nhỏ Microphanerophytes: Là cây gỗ dạng bụi và

cây bụi cao từ 2m – 8m R.Mi

4 Cây chồi trên lùn Nanophanerophytes: Là cây bụi lùn, cây thảo

hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m R.Na

5 Cây bì sinh Epiphytes: Gồm các lồi bì sinh sống lâu năm trên

thân , cành cây và bám trên đá... E.pi

6 Dây leo Liannes : Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc

thân thảo. Li

7 Cây chồi trên thân thảo hoá gỗ Herbaceous Heb Raunkier đã tính tốn cho hơn 1000 lồi cây ở các vùng khác nhau trên thế giới và tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trị ngang nhau) cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống tiêu chuẩn SN (Natural spectrum) với công thức phổ dạng sống là:

SN = 46 Ph + 9 Cha + 26 He + 6 Cry + 13 The

Đây là cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các vùng khác nhau trên trái đất. Thường ở vùng nhiệt đới ẩm thì nhóm cây chồi trên - Ph chiếm khoảng 80%, nhóm cây chồi sát đất - Cha khoảng 20%, những nhóm khác hầu như khơng có. Trái lại, ở các vùng khơ hạn thì nhóm cây một năm - The và nhóm cây chồi ẩn - Cry lại có tỷ lệ khá cao cịn cây chồi trên - Ph thì giảm xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 32 - 33)