Định hướng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khánh hòa (Trang 69)

khách du lịch của Khánh Hòa

Trong xu thế toàn cầu hóa các mối quan hệ kinh tế như hiện nay, trong điều kiện nhiều nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm, khi nhu cầu của xã hội với các sản phẩm và dịch vụ du lịch ngày càng gia tăng về chất lượng cũng như tính đa dạng. Điều này vừa mang lại cơ hội hết sức to lớn vừa tạo ra không ít khó khăn, thách thức cho việc phát triển du lịch bền vững ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam. Vì thế, đối với tỉnh Khánh Hòa, không thể phát triển du lịch một cách bền vững nếu chỉ chủ yếu dựa vào một hoặc một vài giải pháp mang tính tức thời và đơn lẻ như (nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch) mà ngành du lịch và các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vừa khai thác, bảo tồn và gìn giữ các sản phẩm du lịch vật thể và phi vật thể (trong đó có các ngành và sản phẩm thủ công mỹ nghệ). Nói cách khác, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cần tập trung hướng đến việc nghiên cứu để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch; trên cơ sở đánh giá hiện trạng các nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn để từ đó đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013-2020; cũng như đề xuất mô hình điểm đến về sản xuất thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch. Dưới đây là một số chủ trương định hướng cơ bản:

Khôi phục các làng nghề, nghề truyền thống của Khánh Hòa trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm TCMN phục vụ cho phát triển du lịch;

Chủ động phát triển nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại địa phương (mành ốc, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đà điểu, cá sấu…để đáp ứng đòi hỏi về đa dạng hóa các loại hình kinh doanh du lịch trên địa bàn Khánh Hòa trong thời gian tới;

Đồng thời thu hút các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các địa phương khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước;

Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương có làng nghề truyền thống, các đơn vị sản xuất với các cơ sở kinh doanh lữ hành trong việc xây dựng các điểm đến sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khánh hòa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)