Đặc điểm cá nhân của du khách bao gồm: độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập và những đặc điểm thuộc về tâm lý cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của du khách. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chủ yếu phân tích đến các đặc điểm liên quan đến tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của du khách.
Tuổi: đây là một đặc điểm về nhân khẩu học nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu dự trên sự so sánh giữa khách hàng trẻ tuổi và khách hàng lớn tuổi đã tập trung vào sự khác biệt trong năng lực xử lý thông tin theo quá trình khi đánh giá sản phẩm (Smith và Baltes, 1990; Walsh, 1982). Tất các các nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực xử lý thông tin theo quá trình giảm xuống với các độ tuổi khác nhau (Gilly và Zeithaml, 1985). Những khách hàng nhiều tuổi thường hạn chế trong năng lực xử lý thông tin hơn và vì thế họ sẽ có hành vi thực hiện lại các hành động tiêu dùng các sản phẩm/ dịch vụ du lịch họ đã thỏa mãn nhiều hơn các khách hàng trẻ tuổi. Nghiên cứu của Homburg và Giering (2001) đã chứng minh rằng tuổi đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch.
Giới tính: ảnh hưởng của giới tính lên hành vi mua hàng trong lĩnh vực tiếp thị đã trở thành chủ đề hấp dẫn cho các nghiên cứu (Jasper và Lan, 1992; Zeithaml, 1985). Hành vi mua hàng của nữ giới đã được tìm thấy có chịu ảnh hưởng lớn bởi những đánh giá mang tính cá nhân của họ trong quá trình mua sắm. So với nam giới, nữ giới thường quan tâm đến hoạt động mua sắm nhiều hơn (Slama và Tashlian, 1985) và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho dịch vụ tư vấn đối với hoạt động mua sắm cá nhân (Gilbert và Warren, 1995). Dựa trên các nghiên cứu này, nghiên cứu của Chen và Tsai (2007) đã đưa ra kết quả
khẳng định rằng trong lĩnh vực du lịch giới tính có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng khi quyết định lựa chọn địa điểm du lịch.
Trình độ văn hóa: nghiên cứu của Chen và Tsai (2007) và Trường cùng
cộng sự (2009) đã chứng minh rằng trình độ văn hóa ảnh hưởng mạnh đến hành vi du lịch của du khách. Cụ thể, thông thường những du khách có trình độ văn hóa cao thì dễ dàng làm việc ở những vị trí công việc thuận lợi và thu nhập cao hơn. Thêm vào đó, họ sẽ có nhiều nhu cầu hơn trong cuộc sống (nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu được thể hiện và nhu cầu khẳng định). Hay nói cách khác, nhu cầu nhận được các giá trị tinh thần từ hoạt động du lịch ngày càng cao đối với đối tượng này.
Nghề nghiệp: cũng có ảnh hưởng đến hành vi du lịch của du khách. Thông
thường những người làm việc trong khối cơ quan hành chính nhà nước và kinh doanh có hành vi du lịch nhiều hơn là những người làm việc trong khối nông lâm, ngư nghiệp. Cụ thể, đối với khối cơ quan hành chính nhà nước và kinh doanh hành vi du lịch của họ được thể hiện thông qua số lần tham gia du lịch thông qua công vụ, số lần đi du lịch nghỉ dưỡng…
Thu nhập là nguyênnhân có ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua sắm của
khách hàng (Zeithaml, 1985). Trong nghiên cứu của Farley (1964) tác giả đưa ra giả định rằng những người có trình độ học vấn cao thường có xu hướng có thu nhập cao hơn. Vì thế, họ thường xuyên tham gia nhiều hơn vào việc xử lý các thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng (Schaninger và Sciglimpaglie, 1981) và việc đánh giá các thông tin là rất cần thiết đối với quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của họ. Bởi vì năng lực nhận thức của họ được phát triển dựa trên cảm xúc sự thuận tiện nhiều hơn là xem xét đến các thông tin mới (Bruchs, 1997). Vì thế, nghiên cứu của Homburg và Giering (2001) đã chứng minh rằng thu nhập đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng. Trong lĩnh vực du lịch, Chen và Tsai (2007) cũng đã chứng minh rằng những người có thu nhập cao thường có nhu cầu và hành vi du lịch nhiều hơn.