Tính văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khánh hòa (Trang 29 - 33)

Khác với sản phẩm công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hóa ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với các mặt hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngay từ khi phát hiện ra các sản phẩm trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế giới đã biết đến nền văn hóa Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh sinh động và sâu sắc nền văn hóa, tư tưởng và xã hội thời Hùng Vương. Cho đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính văn hóa Việt như: chim lạc, kim quy, hoa sen… đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, người ta có thể tìm hiểu phần nào văn hóa Việt Nam.

Có thể nói đặc tính này là điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và được coi như món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách nước ngoài. Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam không thể không mang theo nước một món đồ thủ công mỹ nghệ, cho dù nước họ có thể có sản xuất ra nhưng sẽ không mang hồn bản sắc văn hóa của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa mang tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của Việt Nam.

1.7.2.2 Tính thẫm mỹ

Sản phẩm mang tính thẫm mỹ cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm mỹ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà… các sản phẩm đều là sự giao kết giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở phương diện nghệ thuật sáng tạo vì chỉ được sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào bàn tay khéo léo của người thợ. Chính điểm này đã mang lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

1.7.2.3 Tính đơn chiếc

Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân

biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thồ Hà, Hương Canh… nhờ các hoa văn, màu men, họa tiết có trên đó. Bên cạnh đó tính đơn chiếc còn có được là do hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam, chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật Bản cho dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc trưng đó, cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng không thể mang hồn của dân tộc Việt Nam. Cùng với đặc trưng về văn hóa, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu. Đối với Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài nó không chỉ có giá trị sử dụng mà còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

1.7.2.4 Tính đa dạng

Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ được thể hiện ở phương thức, nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hóa trong sản phẩm. Nguyên liệu làm nên sản phẩm đó có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa… mỗi loại sẽ tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho người sử dụng những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Là một đôi dép đi trong nhà, nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện nay, các nghệ nhân sử dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có màu vàng ngà của chuối vừa có màu mốc tự nhiên của thân chuối… Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mỗi loại đều có sự khác biệt rõ rệt, không đồng nhất.

1.7.2.5 Tính thủ công

Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là sự kết giao giữa thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính đặc tính

này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt ngày nay, cho dù không sánh kịp tính ứng dụng của sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau và mỗi sản phẩm được tạo ra từ các quy trình khác nhau. Dù thế nào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều có một nét chung là kết quả lao động nghệ thuật với tay nghề điêu luyện, trí tuệ sáng tạo độc đáo của các tay nghề tài ba.

1.7.3 Mt s hàng th công m ngh phc v du lch

Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú có thể kể đến đó là: gốm, sứ, mây tre đan, đúc đồng, thêu ren, thổ cẩm, gỗ, sơn mài, rèn, cơ khí, kim hoàn, hàng đá và một số hàng nghề nổi tiếng như nón lá, tranh dân gian, giấy dó tại một số làng nghề truyền thống… Dưới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của người thợ thủ công, từ các nguyên liệu thô sơ họ đã tạo ra biết bao nhiêu sản phẩm không những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về nghệ thuật. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra đã có sức hút lớn không chỉ với người tiêu dùng Việt Nam mà còn được người tiêu dùng nước ngoài ưa chuộng và nhiều sản phẩm, mặt hàng đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Dưới đây là một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.

1.7.3.1 Hàng gốm sứ

Gốm sứ là loại hàng phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư. Sản phẩm của nghề này có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày (bát, đĩa, ấm chén, nồi, chum vại…), trong xây dựng (vật cách điện, chân lọ…) hay làm đồ thờ (bát hương, lọ đựng hương, lọ hoa…) tranh tượng và đồ lưu niệm. Gốm sứ

được sản xuất mọi nơi trên đất nước ta. Các làng nghề truyền thống nổi tiếng sản xuất gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), làng Cậy (Hải Dương), Móng Cái (Quảng Ninh), Hương Canh, (Vĩnh Phúc), Thanh Hóa, Phước Phú (Huế), Thanh Hà (Quảng Nam), Đồng Nai, Sông Bé, Thủ Dầu Một… Các sản phẩm nổi tiếng truyền trong dân gian là “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” hay “chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”…

Gốm sứ có nhiều loại: men ngọc, men nâu (hay hoa nâu) xuất hiện từ thời Lý, hoa lam (đời Trần)… Kỹ thuật làm gốm sứ vẫn xoay quanh hai vấn đề kỹ thuật lớn đó là bàn xoay và nung. Ngoài lò hộp (nung bằng than) và lò vồng (nung bằng củi) hiện nay đã xuất hiện kiểu lò tunel đốt gas. Sản phẩm gốm sứ không những tràn ngập trong nước mà còn rất có giá trị ở nước ngoài. Cách đây 200 năm, khúc sông xã Bát Tràng còn có một bến cảng chở đồ gốm sứ sang Nhật. Ngày nay nhiều mặt hàng bị nhái, làng nghề bị lan tỏa nhưng ở những làng truyền thống vẫn giữ được bí quyết của mình đối với những mặt hàng tinh xảo chẳng hạn Thổ Hà vẫn giữ được sành nâu, Hương Canh, Phù Lãng vẫn giữ được gốm da lươn, Chu Đậu (Hải Dương) vẫn giữ được men hoa lam, gốm Tứ Mặc (Nam Định) gọi là “Thiên tướng phủ chế”… gốm Bát Tràng giữ được men ngọc, men rạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khánh hòa (Trang 29 - 33)