Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khánh hòa (Trang 59 - 65)

Nói đến khả năng thanh toán là nói đến khả năng về chi trả, hay số tiền mà du khách bỏ ra để mua sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của họ. Với thu nhập cao thì khả năng chi trả tốt, họ sẵn sàng chi tiền mua sản phẩm và mục đích cuối cùng là đáp ứng được sự hài lòng với chính họ. Và ngược lại khi thu nhập thấp thì du khách sẽ đắn đo suy nghĩ là làm sao chọn được các sản phẩm tương đối tốt và hợp với túi tiền, phần nào đáp ứng nhu cầu mong đợi của họ.

Để có thể đánh giá khả năng thanh toán của khách du lịch đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Khánh Hòa thì có 2 yếu tố mà chúng ta không thể không nghiên cứu đó là thu nhập của khách và giá cả của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sau đây là ý kiến đánh giá của khách du lịch nội địa đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Khánh Hòa được phân theo các đối tượng khác nhau.

Bảng 2.9: Giá cả của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua ý kiến đánh giá của khách du lịch nội địa

Ý kiến đánh giá Đối tượng Rất thấp Thấp Trung bình Khá cao Rất cao Nam 0 3,64 47,27 40 9,09 Giới tính Nữ 0 2,86 45,29 42,86 0 18-25 0 4,44 48,89 40 6,67 26-35 0 0 50 44,12 5,88 36-55 0 10 50 40 0 Độ tuổi Trên 55 0 0 100 0 0 PTTH 0 0 0 100 0 Trung cấp 0 0 60 40 0 CĐ,ĐH 0 3,95 48,68 42,11 5,26 Trình độ học vấn Sau ĐH 0 0 71,43 14,29 14,29 Độc thân 0 4,69 53,13 37,5 4,69 Tình trạng hôn nhân Đã lập gia đình 0 0 42,31 50 7,69

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Kết quả điều tra ở các đối tượng: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tính trạng hôn nhân đã từng mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho thấy du khách nội địa đánh giá về giá cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở mức trung bình chiếm sấp sĩ 50% và ở mức khá cao cũng sấp sĩ 50%. Điều này cho thấy du khách nội địa cũng quan tâm nhiều đến giá cả và không có sự chênh lệch đánh kể giữa các đối tượng. Tuy nhiên với sự đánh giá của du khách nội địa như vậy ta cũng kết luận được rằng giá sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa là khá cao so với khả năng chi tiêu của du khách.

Bên cạnh việc nghiên cứu giá của sản phẩm thì muốn phân tích một cách chính xác khả năng thanh toán của khách du lịch thì chúng ta cũng cần nghiên cứu về thu nhập của du khách và mức độ chi tiêu của họ trong chuyến đi du lịch.

Với thu nhập của du khách tác giả thu thập được qua quá trình khảo sát, thể hiện qua biểu đồ 2.6

Biểu đồ 2.6: Thu nhập của du khách nội địa

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 90 phiếu trả lời đã mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì có 34 phiếu trả lời về thu nhập dưới mức 5 triệu/tháng chiếm 37,78%, có 33 phiếu trả lời về thu nhập từ 5 đến 9 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 36,67%, có 22 phiếu trả lời có mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu/tháng chiếm 24,44 %, và có 1 phiếu trả lời có múc thu nhập trên 20 triêu/tháng chiếm tỷ lệ 1,11%. Qua phân tích trên ta nhận thấy thu nhập của du khách nội địa chỉ ở mức trung bình, chưa cao. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sẵn sàng chi tiêu trong quá trình du lịch, chính là số tiền du khách sẽ chi cho chuyến du lịch của mình. Cũng chính vì điều này sẽ kéo theo việc đánh giá về giá cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở mức là khá cao.

Qua điều tra về mức thu nhập của du khách nội địa như trên, chúng ta tiếp tục đánh giá về dữ liệu điều tra thực tế cho mức chi tiêu của du khách nội địa cho chuyến du lịch của mình.

Biểu đồ 2.7: Mức chi tiêu cho mỗi chuyến đi du lịch của du khách nội địa

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số 90 phiếu trả lời đã mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa thì có 72 phiếu trả lời là mức chi tiêu cho mỗi chuyến du lịch là dưới 10 triệu chiếm 80%; có 17 phiếu trả lời từ 10 đến 20 triệu chiếm 18,89%, và có 1 phiếu trả lời trên 20 triệu chiếm tỷ lệ 1,11%. Qua số liệu trên chứng minh cho ta thấy rõ ràng hơn; với mức thu nhập thấp thì du khách sẽ có mức chi tiêu trong chuyến du lịch của mình cũng thấp. Điều này cho thấy rằng khách du lịch nội địa có mức chi tiêu trong du lịch chưa cao.

Đến đây cho ta thấy rằng: theo điều tra thì lượng khách du lịch mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa khá cao. Tuy nhiên phần lớn du khách nội địa mua các sản phẩm này tại chợ. Thu nhập của du khách chỉ ở mức trung bình và họ sẵn sàng chi trả cho một chuyến đi du lịch cũng chỉ ở mức trung bình. Vì khi chi phí cho chuyến du lịch thấp thì khách du lịch sẽ hạn chế việc mua sắm và khi ấy nhu cầu của họ với các sản thủ công mỹ nghệ sẽ thấp. Do đó ta có thể phát biểu được rằng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà khách du lịch nội địa mua là những mặt hàng phổ biến và có giá thấp để đáp ứng được phần nào cho sự thõa mãn trong chuyến đi du lịch của họ. Một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, là những kỷ niệm, là chứng nhân cho những chuyến đi du lịch của họ.

Để có những đánh giá một cách chính xác hơn thì chúng ta sẽ phân tích các đối tượng: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân trong việc nghiên cứu chi tiêu của khách du lịch sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu

cầu mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Khánh Hòa, kết quả nghiên cứu thực tế có ở bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của các đối tượng khác nhau theo mức độ chi tiêu đến nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Mức độ chi tiêu của du khách nội địa Đối tượng

Dưới 10 triệu Từ 10 đến 20

triệu Trên 20 triệu

Nam 78,18 20 1,82 Giới tính Nữ 82,86 17,14 0 18 – 25 91,11 6,67 2,22 26 – 35 67,65 32,35 0 36 – 55 70 30 0 Độ tuổi Trên 55 100 0 0 PTTH 50 50 0 Trung cấp 100 0 0 CĐ,ĐH 82,89 15,79 1,32 Trình độ học vấn Sau ĐH 42,86 51,24 0 Độc thân 85,94 12,5 1,56 Trình trạng

hôn nhân Đã lập gia đình 65,38 34,62 0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Theo bảng số liêu thu thập trên:

Đối với đối tượng giới tính thì tỷ lệ về chi tiêu du lịch của khách du lịch nam và khách du lịch nữ có sự chênh lệch. Mức chi tiêu cho chuyến đi du lịch của du khách nam và du khách nữ có tỷ lệ lần lượt là 78,18% và 82,86%; ở mức chi tiêu từ 10 đến 20 triệu có tỷ lệ lần lượt là 20% và 17%. Và ở mức chi tiêu trên 20 triệu thì du khách nam có tỷ lệ 1,82%. Ta nhận thấy rằng khi mức chi tiêu cho chuyến đi du lịch càng cao thì tỷ lệ khách du lịch nữ có xu hướng giảm hơn so với nam. Sự chênh lệch này không quá cao, tuy nhiên cũng đã cho ta thấy được khách du lịch là nam có mức chi tiêu trong du lịch là cao hơn nữ.

Đối với đối tượng về độ tuổi ta thấy rằng: ở độ tuổi từ 18 đến 25 mức chi tiêu cho một chuyến du lịch dưới 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 91,11%, chi tiêu ở mức từ 10 đến 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ 6,67%, và trên 20 triệu là 2,22%. Ở độ tuổi từ 26 đến 35 và từ 36 đến 55 thì mức chi tiêu cho chuyến du lịch dưới 10 triệu có tỷ lệ thấp hơn cụ thể lần lượt là 67,65% và 70%; còn mức chi tiêu cho du lịch từ 10 đến 20 triệu thì có tỷ lệ cao hơn cụ thể là 32,35% và 30%.

Qua đây cho ta thấy đối tượng độ tuổi cũng ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong du lịch của du khách.

Đối với đối tượng tình trạng hôn nhân thì mức chi tiêu trong du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố này. Du khách đã lập gia đình thì có mức chi tiêu cho du lịch cao hơn du khách độc thân. Với mức chi tiêu dưới 10 triệu thì khách du lịch độc thân có tỷ lệ 85,94% và du khách đã lập gia đình có tỷ lệ là 65,38%. Còn với mức chi tiêu cao hơn từ 10 đến 20 triệu đồng thì du khách đã lập gia đình có tỷ lệ là 34,62% còn du khách độc thân chỉ có tỷ lệ là 12,5%. Đối tượng về trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong du lịch. Bởi đối tượng này cũng đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của du khách. Khách du lịch có trình độ cao đẳng, đại học thì mức chi tiêu dưới 10 triệu đồng có tỷ lệ là 82,89%, khách du lịch có trình độ học vấn sau đại học có tỷ lệ là 42,86%. Tuy nhiên với mức chi tiêu trong du lịch từ 10 đến 20 triệu thì khách du lịch có trình độ học vấn sau đại học có tỷ lệ là 51,24% còn du khách có trình độ sau đại học chỉ có tỷ lệ là 15,59%.

Qua các phân tích trên ta thấy rằng phần lớn du khách nội địa có thu nhập thấp điều này dẫn đến mức chi tiêu trong du lịch thấp, do đó du khách có cách đánh giá về sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa ở mức khá cao. Khách du lịch nội địa có nhu cầu đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên mức độ chi trả cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khánh hòa (Trang 59 - 65)