Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 63 - 80)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Đánh giá việc thực hiện giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn huyện

2.3.4 Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn

hiện được 62% diện tích đất cần GPMB.

Nguyên nhân chính là do nhân dân chưa đồng tình với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nơng nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Một số tổ chức được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất xây dựng nhà máy chưa có đủ niềm tin đối với nhân dân trong việc tuyển dụng lao động.

+ Dự án cụm cơng nghiệp Bình Phú – Phùng Xã huyện Thạch Thất thực hiện được 40% diện tích đất cần GPMB.

Nguyên nhân chính là do sự tác động của thị trường bất động sản đã gây chênh lệch lớn giữa giá bồi thường hỗ trợ được phê duỵêt và giá thực tế ngoài thị trường. Sự lo lắng về tương lai của người lao động sau khi bị thu hồi hết đất nông nghiệp. Sự lo lắng về ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp tác động đến môi trường sống các khu dân cư liền kề.

2.3.4 Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất huyện Thạch Thất

2.3.4.1 Việc thực hiện quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp

Việc lựa chọn vị trí quy hoạch các dự án nêu trên cho thấy huyện Thạch Thất đang chú ý phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở những làng nghề truyền thống sẵn có, khả năng về nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cao và sự nhạy bén trong khả năng kinh doanh vốn có. Đây là một trong những dự án được Nhà nước quan tâm đầu tư ở mỗi giai đoạn định hướng phát triển trên địa bàn huyện Thạch Thất:

Dự án điểm công nghiệp – TTCN Bình Phú I xã Bình Phú là một trong những dự án đầu tiên nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch mặt bằng tạo điều kiện tối đa cho các hộ gia đình cá nhân phát triển sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp.

Dự án cụm cơng nghiệp Bình Phú huyện Thạch Thất là dự án đầu tiên trên địa bàn huyện Thạch Thất được chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng thu hút đầu

tư đối với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư sản xuất với quy mô lớn, bứt phá ra khỏi tư duy phát triển kinh tế nhỏ lẻ đơn thuần là sản xuất trong nước để liên kết hợp tác kinh doanh với các đối tác quốc tế.

Dự án cụm cơng nghiệp Bình Phú – Phùng Xá là dự án của thời kỳ phát triển đơ thị hố địa phương đón đầu sự hợp nhất tỉnh Hà Tây về thủ đơ Hà Nội, là bước chuẩn bị sẵn sàng đón nhận sự di chuyển vị trí của các nhà máy xí nghiệp trong nội thành ra ngoại thành, theo chủ trương của Nhà nước từng bước xây dựng thủ đô ngày càng văn minh giàu đẹp góp phần giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở và cảnh quan đô thị...

Vị trí các cụm, điểm cơng nghiệp đều thuận lợi về giao thông vận tải tạo điều kiện trong việc lưu thơng hàng hố và quảng bá sản phẩm, đây là một lợi thế rất tốt để các đối tác dễ dàng tìm đến và hợp tác kinh doanh.

Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất của 3 dự án trên cho thấy việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc phù hợp với quy trình, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư được phê duyệt có mặt bằng xây dựng phát triển sản xuất cơng nghiệp – TTCN, góp phần đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhưng việc các dự án phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết cũng cho thấy công tác xây dựng quy hoạch chi tiết của một số dự án chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên phải điều chỉnh mục đích sử dụng đất một số diện tích nhất định. Mặc dù vậy việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết vẫn nằm trong phạm vị diện tích đất thu hồi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.3.4.2 Hiệu quả kinh tế

Hầu hết các chủ dự án được giao đất, thuê đất đều khẩn trương triển khai việc xây dựng nhà xưởng và các hạng mục cơng trình phục vụ sản xuất kinh doanh theo cam kết trong dự án đầu tư. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng đất là rất lớn đồng thời cũng khẳng định lại một lần nữa chủ trương định hướng phát triển nền kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý, định hướng của Nhà nước là sáng suốt và kịp thời. Các chủ đầu tư được thuê đất đều sử dụng diện tích đất được thuê một cách hiệu quả biểu hiện trong việc sử dụng hết diện tích và

có mong muốn được thuê thêm đất mở rộng đầu tư. Sự phát triển của các doanh nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế huyện Thạch Thất theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Số liệu điều tra cho thấy chỉ tính riêng tiền thuế mà các doanh nghiệp được th đất tại cụm cơng nghiệp Bình Phú nộp vào ngân sách huyện mỗi năm bình quân nhiều gấp khoảng 20 lần tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp trên cùng một đơn vị sử dụng đất. Bên cạnh đó khi hợp tác kinh doanh với các đối tác quốc tế thì các doanh nghiệp này đã nộp một khoản thuế nhập khẩu rất lớn vào ngân sách Trung ương đối với các mặt hàng nhập khẩu thông qua các cửa khẩu đường bộ và các cảng đường thuỷ vào Việt Nam.

2.3.4.3 Hiệu quả xã hội

a/ Số hộ bị thu hồi đất và sự chuyển dịch lao động ở địa phương

Việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp chủ yếu được sử dụng từ quỹ đất nông nghiệp, việc này kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động liên quan đến vấn đề công ăn việc làm của các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Sự chuyển dịch lao động của địa phương theo hướng công nghiệp hố đồng thời với q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế.

Năm 2000, số lao động là việc ở khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) chiếm tỉ trọng 85,1% ; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) là 7,5% và khu vực III (dịch vụ) là 7,4%. Đến năm 2005, tỉ trọng lao động đang làm việc ở khu vực I giảm xuống còn 63,1%, khu vực II tăng lên 23,7% và khu vực III là 13,2%.

Bảng 22: Số hộ bị thu hồi đất và số lao động đƣợc tuyển dụng của 3 dự án

TT Tên dự án

Số hộ bị thu hồi (hộ) Số lao động

địa phƣơng đƣợc tuyển dụng Tổng số hộ Thu hồi dƣới 30% Thu hồi từ 30 – 80% Thu hồi trên 80% 1 Dự án cụm CN Bình Phú – Phùng Xá 990 330 556 104 406 2 Dự án cụm công nghiệp 450 225 137 88 200

Bình Phú

3 Dự án điểm cơng

nghiệp Bình Phú I 202 43 102 57 158

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của 3 dự án)

Nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp là nguyên nhân chính của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn. Ngoài ra việc thu hút nguồn lao động tại chỗ thông qua đào tạo của các lao động ở các xã lân cận các khu công nghiệp đang từng bước đáp ứng được việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

b/ Tình hình việc làm, sử dụng lao động tại địa phương

Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm cho nơng dân có đất bị thu hồi là một trong những chính sách mà huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ) yêu cầu các doanh nghiệp khi vào đầu tư tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn phải có sự cam kết. Ngay từ những năm 2000, khi vấn đề quy hoạch công nghiệp bắt đầu được triển khai, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã tiến hành việc thống kê đánh giá số lượng, chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện làm cơ sở để có kế hoạch xây dựng định hướng đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất. Mặt khác, huyện Thạch Thất là một trong những huyện đi đầu của tỉnh Hà Tây (cũ) về việc giáo dục, đào tạo nghề nên quá trình đào tạo tại chỗ của địa phương cũng có nhiều thuận lợi. Do đó việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho nơng dân đã được thực hiện rất sớm, góp phần nâng cao năng lực, trình độ lao động của địa phương.

Thống kê của huyện cho thấy từ năm 2000 đến năm 2005 số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng rất nhanh đã thu hút được nhiều lao động mà chủ yếu là lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang. Tại thời điểm năm 2000 có hơn 3000 lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhưng đến năm 2005 số lao động này đã được tăng lên gấp đơi. Đây là con số đáng ghi nhận, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực xuống mức thấp nhất khoảng 4,5%. Đối với các xã có nhiều lao động bị thu hồi đất để quy hoạch công nghiệp, được sự quan tâm của UBND huyện và các chủ đầu tư nên số lao động là người địa phương vào

làm việc ngày càng có sự tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp bằng cách hỗ trợ kinh phí để các đối tượng tự liên hệ tìm kiếm ngành nghề phù hợp hoặc mở các lớp đào tạo tại trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Thạch Thất đã giúp cho người lao động có thêm nhiều sự lựa chọn việc làm ở nơi khác phù hợp.

c/ Thu nhập của người lao động.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân mỗi năm là 13,31%. Dẫn đến thu nhập của nhân dân không ngừng tăng lên.

Thời kỳ trước năm 2000 là những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới. Giai đoạn này kinh tế bắt đầu bùng nổ, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 6,44%. Cùng với tăng trưởng là sự cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người. Theo số liệu điều tra đa mục tiêu (Khảo sát mức sống hộ gia đình) hàng năm thì thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành một tháng ở huyện tăng lên liên tục: Năm 1994 là 159,0 nghìn đồng, năm 1995 là 195,0 nghìn đồng, năm 1996 là 215,0 nghìn đồng. Chỉ tiêu này đem so sánh với cả nước tương ứng các năm chỉ bằng 94,58%, 94,61% và 94,86%. Tốc độ tăng bình quân thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Thạch Thất hàng năm (1994-1997) là 16,13% (kể cả yếu tố tăng giá).

Từ năm 2005 đến nay, số lượng các cơ sở kinh tế tăng lên đáng kể, có nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đi vào sản xuất, do vậy thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Thạch Thất tăng lên rõ rệt.

Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ cũng có sự thay đổi. Năm 2000 tỷ trọng nguồn thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cao nhất (49,04%), nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng nguồn thu từ tiền công tiền lương lại cao nhất (25,64%).

Số lao động thất nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp khơng chuyển đổi nghề nghiệp cịn nhiều, chủ yếu là các lao động lớn tuổi e ngại trong việc học tập chuyển đổi việc làm hoặc khó khăn trong việc tiếp cận với môi trường làm việc mới.

d/ Sản xuất kinh doanh

Việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các đối tượng được thuê đất làm cho thực lực kinh tế thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế chung của đất nước. Bên cạnh đó do có tiềm lực kinh tế ổn định nên khối kinh tế tư nhân đã tích cực tham gia và đóng

góp một cách có hiệu quả vào các phong trào phúc lợi do Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các địa phương phát động để ủng hộ các đối tượng khó khăn, thiên tai, hậu quả chiến tranh... Vì vậy, Thạch Thất ln hồn thành vượt chỉ tiêu các cuộc vận động do Nhà nước phát động.

2.3.4.4 Đánh giá tác động môi trường

Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp nói chung có những sự tác động nhất định đến mơi trường trong khu vực. Việc quy hoạch của các dự án nói trên đã làm cho dòng chảy tự nhiên của tầng nước mặt có những thay đổi nhất định, nhất là vào các mùa mưa lũ việc thoát nhanh lượng nước mưa đã gây sức ép cho sự tiêu thốt của hệ thống kênh mương vốn có, gây ra một số hiện tượng úng lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các khu vực liền kề. Vấn đề này đã được chính quyền địa phương quan tâm giải quyết nhằm khắc phục triệt để từ khâu xả thải của các nhà máy xí nghiệp đến việc xây dựng hệ thống kênh tiêu thoát nhưng vẫn chưa đạt kết quả tối ưu do vướng mắc một số vấn đề về chi phí đầu tư xây dựng trong nội bộ các đơn vị, làm cho nước thải ra hệ thống chung còn nhiều tạp chất, ngoài ra khi triển khai xây dựng hệ thống thốt nước chung có nhiều vướng mắc do nhận thức của một số người nhân chưa có tinh thần trách nhiệm chung với cộng đồng, có những quan điểm cho rằng việc xử lý môi trường là trách nhiệm riêng của các đơn vị được thuê đất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn, kéo dài mà khơng hồn thành cơng trình. Việc khơng hồn thành cơng trình hạ tầng thốt nước thải đã gây ra tình trạng lượng nước thải trong sinh hoạt của người lao động làm việc tại các dự án đã bị thoát chậm gây ô nhiễm môi trường xung quanh do sự tăng nhanh đột biến các chất hữu cơ ngấm sâu vào lịng đất làm thay đổi tính chất lý hố của các khu vực lân cận. Bên cạnh đó việc thốt nước thải trong sản xuất công nghiệp không kịp thời cũng là ngun nhân gây ơ nhiễm dịng nước do lượng dầu mỡ phục vụ sản xuất lan toả khi gặp trời mưa. Đây là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực trong nhận thức của nhân dân quanh khu vực về hình ảnh của các khu cơng nghiệp.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Thạch Thất

* Những thuận lợi

Huyện Thạch Thất có vị trí nằm phía Tây Nam thủ đơ cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, có hệ thống đường giao thơng thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển kinh tế giao lưu văn hoá như Trục đường Đại lộ Thăng Long, đường Quốc lộ 21A, đường Quốc lộ 32, đường Tỉnh lộ 80, đường Tỉnh lộ 84 chạy qua, có một số dự án đầu tư lớn tầm cỡ Quốc gia đã và đang được triển khai thực hiện. Bên cạnh đó Đại lộ Thăng Long là tuyến đường mới được xây dựng với mục tiêu khai thác quỹ đất vùng bán sơn địa của một số huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Lương Sơn (tỉnh Hồ Bình) tạo điều kiện cho nhân dân trong khu vực này có điều kiện thay đổi cuộc sống nên chủ trương quy hoạch được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Ngồi ra Thạch Thất cũng là huyện có nhiều làng nghề truyền thống phát triển, nhất là sau khi Đảng và Nhà nước định hướng phát triển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các làng nghề càng phát triển mạnh hơn. Với đội ngũ người lao động lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)