Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018​ (Trang 41 - 43)

1.2.3 .Thành phần, số lượng hồ sơ

1.7. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Tạp chí Cộng Sản: “Cơng tác quản lý đất đai – những vấn đề đang đặt ra” thì quản lý nhà nước về đất đai được xem là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Và để làm được nhiệm vụ này thì cần phải đổi mới cơng tác quản lý nhà nước để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Tại tạp chí này đã đề cập đến những thành tựu quan trọng đạt được trong công tác quản lý đất đai, kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ sau khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tiến hành điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai và những bất cập, tồn tại của công tác này, đồng thời cũng nêu ra những giải pháp để giải quyết hiệu quả những bất cập mới trong công tác quản lý đất đai trong thời gian tới (Phùng Văn Nghệ).

- “Quản lý nhà nước về đất đai”, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trong cuốn sách, các tác giả nêu lên một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai và bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Tác giả đã làm rõ cơ sở pháp lý về hoạt động quản lý đất đai, như: Một số quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Một số quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý giám sát việc thực hiện quyền của người sử dụng đất; Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp đất đai. (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)

- Bài nghiên cứu trao đổi “Tiếp cận giải quyết vấn đề “quyền sở hữu đất đai” ở nước ta hiện nay” trên Tạp chí cộng sản điện tử ngày 06/12/2013: Nội dung đề cập đến các vấn đề như: Chế độ sở hữu đất đai là cơ sở của mọi quan hệ về đất đai, quyền sở hữu đất đai là do người sở hữu đất đai nắm giữ, đây là quyền lợi đặc biệt khơng có người thứ hai và được pháp luật nhà nước bảo hộ. Chế độ sở hữu đất đai có thể chia thành hai loại lớn là chế độ công hữu đất đai và chế độ tư hữu đất đai. Quyền sở hữu đất đai có thể chia nhỏ ra thành các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi, quyền định đoạt. (Trần Kim Chung, 2013)

- “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. Hai cơng trình đều tập trung nghiên cứu về vấn đề văn bản pháp lý quản lý nhà nước về đất đai, thủ tục hình thức văn bản đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn khác nhau thuộc hai huyện của thành phố Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Các tác giả đã chỉ rõ được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá được những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế từ đó làm cơ sở cho định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đất đai tại địa phương. (Nguyễn Hữu Hoan, 2014)

- “Nghiên cứu sự biến động đất nơng nghiệp do ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Tác giả đã nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, nghiên cứu tình hình thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất nơng nghiệp và phân tích sự biến động đất nơng nghiệp do ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hóa - đơ thị hóa ở huyện Sóc Sơn; dự báo sự biến động diện tích đất nơng nghiệp đến năm 2020, chỉ ra những hạn chế khó khăn trong việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp. (Dương Thị Thơm, 2012)

- Luận văn Thạc sĩ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2014”. Luận văn đề cập đến các vấn đề như hình thức chuyển quyền sử dụng đất; thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất. Thông qua phương pháp nghiên cứu và điều tra số liệu tác giả đã đánh giá đưa ra những khó khăn hạn chế từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế đó. (Nguyễn Thị Mai, 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)