1.2.3 .Thành phần, số lượng hồ sơ
1.8. Kết luận rút ra từ Tổng quan tài liệu
Có thể nói, một trong những bước ngoặt quan trọng nhất liên quan đến lĩnh vực đất đai đó là sự ra đời của Luật đất đai 2013. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai năm 2003 và đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là một đạo luật quan trọng và có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Bên cạnh việc kế thừa những quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã có những điểm mới quan trọng và được hướng dẫn thi hành theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.
Nổi bật và đáng chú ý nhất trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 liên quan đến công tác chuyển quyền SDĐ nói chung và cơng tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ nói riêng đó là việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp và phân quyền cấp giấy chứng nhận.
Cụ thể tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: “Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công
trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường và các Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Mơi trường hiện có ở địa phương” và “Văn phịng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”; tại Khoản 5 Điều 5 quy định: “Văn phòng đăng ký đất đai phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015”.
Vĩnh Phúc là một trong số những tỉnh đi đầu cả nước trong việc thực hiện đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp và đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp vào cuối năm 2014 với 9 chi nhánh tại 9 huyện, thành thị và 01 Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh phúc nằm trong Sở Tài nguyên & Môi trường tỉn Vĩnh Phúc. Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đã khắc phục được nhiều tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất trước đây và nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sau khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất và bảo đảm sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thống nhất trong thực hiện với sự quản lý, điều hành tập trung có tính chun nghiệp hơn.
Song song cùng với quy định nêu trên, Luật Đất đai năm 2013 và 02 Nghị định hướng dẫn cũng đã có quy định về việc phân quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Theo đó, đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc thì Sở Tài nguyên và Mơi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng trong trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Với điểm mới trong quy định này thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện chuyển quyền SDĐ thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường chứ khơng cịn thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện như quy định tại Luật Đất đai năm 2003.
Với những quy định mới được xem là bước ngoặt quan trọng trong chính sách về pháp luật đất đai nêu trên đã nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thực hiện thủ tục đăng ký, cấp GCN của các hộ gia đình, cá nhân sau khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chuyển quyền SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai các Chi nhánh đã góp phần rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; UBND cấp xã thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành tài nguyên và mơi trường. Trong đó thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Có thể nói, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với trước đây tạo điều kiện cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Từ đó góp phần làm cho cơng tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Lập Thạch nói riêng ngày càng được đẩy mạnh.
Luật Đất đai năm 2013 là một bước tiến bộ trong chính sách quản lý về đất đai, sử dụng đất đai của nhà nước quy định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên trong thực tế thi hành Luật Đất đai còn một số tồn tại vướng mắc có ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất như sau:
- Về quy định của Luật Đất đai đối với thời hạn sử dụng đất và gia hạn thời hạn sử dụng đất: Trên thực tế quy định về thời hạn sử dụng đất khơng đạt được ý nghĩa vì rất nhiều người dân chưa sử dụng hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao đã chuyển nhượng lại cho người khác; cũng rất ít trường hợp khi thời hạn sử dụng đất đã hết mà người dân đến cơ quan có thẩm quyền xin gia hạn thời hạn sử dụng đất.
- Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khoản 1 Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất: “được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Đây là quyền của người sử dụng đất, nhưng trên thực tế quyền này của người sử dụng đất bị xem như là nghĩa vụ. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải qua nhiều thủ tục phức tạp, vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dẫn đến tiến độ triển khai việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhìn chung cịn chậm làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất trong việc thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.
Như vậy việc thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tuy đã được pháp luật quy định song những quy định còn chặt, chưa mở hoặc các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, trong đó có thủ tục kê khai đăng ký, cơ quan chun mơn và cơ quan dịch vụ chưa có kế hoạch và cịn yếu kém về năng lực, đồng thời về giá đất tuy đã có nhiều văn bản quy định nhưng vẫn cịn bất cập hạn chế cho việc xác định giá trị đất đai để chuyển nhượng QSDĐ. Do những tồn tại nêu trên, các hoạt động chuyển QSDĐ phi chính quy vẫn diễn ra ở nhiều nơi tác động xấu đến thị trường bất động sản mới hoạt động, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất đai, gây lãng phí cho Nhà nước và nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn