Các nỗ lực nhằm hạn chế biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích k9, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

1.2 Vai trò của năng lượng tái tạo

1.2.3 Các nỗ lực nhằm hạn chế biến đổi khí hậu

1.2.3.1 Quốc tế

* Công ước khung của liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)[9]:

Để đối phó với thách thức về mơi trường tồn cầu, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992 tổ chức tại Ri-Ô-dờ-gia-nê-rơ, Braxin, hơn 180 nước đã thông qua UNFCCC. Mục tiêu của Công ước là nhằm “Ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”. Cơng ước có hiệu lực năm 1994. Cho đến nay, trên tồn thế giới, đã có 189 nước ký kết Công ước.

* Nghị định thư Kyoto (KP) [15]:

Vào tháng 12/1997, KP đã được các Bên của UNFCCC thông qua, đánh dấu một mốc quan trọng trong những cố gắng của toàn thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững. KP đặt ra mục tiêu nhằm giảm phát thải KNK định lượng đối với 38 nước phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Toàn bộ các nước này cam kết trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) trung bình mỗi năm sẽ giảm tổng phát thải của hộ xuống thấp hơn 5,2% so với mức phát thải của năm 1990.

Ngoài việc thông qua KP, các Bên tham gia Công ước còn đồng ý đưa ra ba “Cơ chế mềm dẻo”, bao gồm cơ chế Đồng thực hiện (Joint Implementation – JI), Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Mua bán phát thải (Emission trading – ET). KP có hiệu lực từ ngày 16/2/2005.

Để tiếp tục tìm giải pháp sau khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012, nhiều cuộc họp tồn cầu về biến đổi khí hậu đã diễn ra tại Copenhagen - Đan Mạch (2009), Cancun - Mêhicơ (2010) nhằm tìm giải pháp về vấn đề mơi trường tồn cầu.

Hiện nay báo cáo của Ủy ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 1996 và 2006 là nghiên cứu đầy đủ và quan trọng trong việc tính tốn phát thải và các loại phát thải KNK trong các ngành sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của IPCC đang được áp dụng trong tính tốn lượng phát thải KNK tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cho biết: Mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1m thì sẽ gây hiểm họa lớn đối với các nước có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp ở ven biển. Theo Báo cáo Tình trạng mơi trường biển của Chương trình hành động tồn cầu thuộc UNEP (2006), thì hiện nay, gần 40% dân số thế giới sống tại các vùng ven biển hẹp (chỉ chiếm 6,7% diện tích bề mặt Trái Đất) và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mật độ dân số tại khu vực bờ biển có thể tăng từ 77 người/km2 năm 1990, lên tới 115 người/km2 năm 2025.

Dự án Nghiên cứu khí nhà kính, do Hiệp hội thủy điện quốc tế (International Hydropower Association - IHA) cộng tác với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) thực hiện, với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về ảnh hưởng của các hồ chứa đối với phát thải tự nhiên khí nhà kính. Dự án Nghiên cứu khí nhà kính của IHA/UNESCO nhằm đánh giá tốt hơn về mức tải cacbon, giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thủy điện lên phát thải tự nhiên KNK cũng như các tác hại để giảm thiểu phát thải KNK trong công tác xây dựng và quản lý các nhà máy thủy điện trên sông.

1.2.3.2 Tại Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu, các nước trên thế giới hiện nay đang phải hứng chịu những tác động của BĐKH trên trái đất. Việt Nam và các nước trên thế giới đã phối hợp hành động nhằm hạn chế những BĐKH gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất. Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho cơng tác phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH. Tháng 12/2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã được phê duyệt. Đây là một trong những nỗ lực quan trọng của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng nên ngồi tham gia Cơng ước và Diễn đàn tồn cầu về BĐKH, chính phủ Việt Nam đã thấy rõ những tác động của BĐKH tác động đến kinh tế - xã hội. Vì thế, trong chính sách phát triển giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam, Nhà nước đã tập trung: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt và phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện mơi trường, chủ động ứng phó với BĐKH[8]. Mặt khác, Việt Nam với định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, làm các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng của cả nền kinh tế sẽ tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, q trình phát triển khơng thể tách rời việc giảm phát thải khí nhà kính nhằm góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Việc đánh giá, quản lý phát thải khí nhà kính trong các ngành kinh tế - xã hội, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển các nguồn NLTT, năng lượng mới đã được Việt Nam chú trọng trong phát triển tới giai đoạn 2020.

Để hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH gắn với phát triển kinh tế - xã hội được lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 58/2008/QĐ-TTg, xác định việc ứng phó với BĐKH cần tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, liên ngành, vùng, liên vùng; Khẳng định tiến hành có trọng tâm, trọng điểm trước những vấn đề cấp bách và những tác động lâu dài, đảm bảo đầu tư ứng phó hơm nay hướng tới giảm được những thiệt hại trong tương lai. Đặc biệt, ngày 5/12/2011, Chính phủ Việt Nam phê duyệt chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến 2050 và tầm nhìn tới 2100. Mục tiêu chiến lược là ứng phó với BĐKH nhằm đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương và xây dựng được kế hoạch hành động khả thi cho từng giai đoạn đến năm 2050 và tầm nhìn đến 2100.

Nghiên cứu phát thải khí nhà kính tại Việt Nam:

- Cuối năm 2010 Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn (KH KTTV&MT) đã hồn thành 02 dự án ODA do DANIDA tài trợ: Dự án “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam”; Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích nghi”; Dự án ODA “Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH tại Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” do UNDP tài trợ.

- Báo cáo về “Hiện trạng ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp Nam Bộ và những giải pháp thích hợp” của Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học Lê Huy Bá và Văn Thị Thanh Tuyền phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi Trường của trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM

- Nghiên cứu về “Các hoạt động phát thải KNK tại Việt Nam” của Nguyễn Mộng Cường thuộc Trung tâm nghiên cứu BĐKH và Phát triển bền vững, được thực hiện vào tháng 3/2007. Báo cáo nêu lên các nguồn phát thải KNK và khối lượng phát thải của các nguồn phát sinh.

Qua các báo cáo và nghiên cứu về phát thải và tác hại của khí nhà kính tại Việt Nam và trên thế giới có thể nói ngày nay nhân loại đã ý thức hơn về bảo vệ và gìn giữ mơi trường sống xung quanh. Tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu quan trọng và thiết thực để hỗ trợ cho công tác quản lý và ngăn ngừa các nguồn phát sinh khí nhà kính để dần hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích k9, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)