Tiềm năng năng lượng gió tại khu vực K9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích k9, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

3.2 Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời và năng lượng gió tại K9

3.2.3 Tiềm năng năng lượng gió tại khu vực K9

3.2.3.1 Tính tốn phân bố tốc độ gió theo độ cao tại K9

Tốc độ gió trung bình của K9 ở các độ cao khác nhau được thống kê trên bảng 3.4 và đồ thị hóa trên hình 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Tốc độ gió trung bình tại Khu vực K9 ở các độ cao khác nhau

(m/s) Tháng Độ cao 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 10m 1,3 1,3 1,3 1,6 1,4 1,2 1,1 1,1 1,0 1,1 1,0 1,0 1,2 20m 1,5 1,5 1,5 1,8 1,7 1,4 1,3 1,3 1,1 1,2 1,2 1,2 1,4 40m 2,4 2,4 2,4 2,9 2,7 2,2 2,1 2,0 1,8 2,0 1,9 1,9 2,2 60m 3,0 3,0 3,0 3,6 3,3 2,8 2,6 2,5 2,2 2,4 2,4 2,3 2,7

Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.05/11-12[19]

Hình 3.4: Đồ thị tốc độ gió trung bình tại Khu vực K9 ở các độ cao khác nhau

Như vậy, theo số liệu thu được trong bảng 3.4 và hình 3.3 cho thấy tốc độ gió trung bình tại khu vực K9 khơng lớn. Trong các tháng mùa hè, tháng 3 đến tháng 6 có tốc độ gió ở các độ cao khác nhau lớn hơn các tháng cịn lại trong năm.

Tính tốn phân bố tốc độ gió tại các độ cao 40m và 60m trên tồn bộ diện tích khu vực K9 (xem hình 3.5, 3.6).

Hình 3.5: Phân bố tốc độ gió khu vực K9 tại độ cao 40m so với mặt đất

Hình 3.7: Phân bố số giờ có các tốc độ gió khác nhau trong năm 2012 tại khu K9

Theo kết quả tính tốn phân bố tốc độ gió trên tồn bộ khu vực K9 thấy rằng: - Tại độ cao 20m so với mặt đất phần lớn khu vực K9 tốc độ gió phổ biến khoảng 1m/s, tại các vị trí cao hơn tốc độ gió khá hơn nhưng cũng chỉ đạt được 2 – 2,5m/s, tuy vậy diện tích này khơng lớn. Có hai vị trí trên đỉnh cao, tốc độ gió có thể đạt trên 3m/s.

- Tại độ cao 40m so với mặt đất (hình 3.5) phân bố tốc độ gió có cải thiện hơn, phần lớn diện tích có phân bố tốc độ gió khoảng 1,5m/s.

- Tại độ cao 60m so với mặt đất (hình 3.6) phần diện tích có tốc độ gió đạt 2,5 đến 3m/s chiếm đa số.

Hình 3.7, trình bày kết quả tính tốn phân bố số giờ có tốc độ gió khác nhau trong năm tại K9. Quan sát biểu đồ ta thấy rằng tốc độ gió nhỏ hơn 3m/s chiếm đa số thời gian trong năm. Số giờ có tốc độ gió lớn hơn 4m/s rất ít. Tổng số giờ có gió trên 2,5m/s trong 01 năm tại K9 nhỏ hơn 2000h. Qua số liệu này cũng cho thấy rằng tiềm năng năng lượng gió tại K9 khơng lớn.

3.2.3.2 Mật độ năng lượng gió theo độ cao tại K9

Để xác định mật độ năng lượng gió tại khu vực K9 ta sử dụng phần mềm WASP, trên cơ sở sử dụng số liệu về phân bố gió đã xác định ở phần trên. Kết quả bản

đồ phân bố mật độ năng lượng gió tại khu vực K9 ở độ cao 40 và 60m được trình bày trên các hình 3.8 và hình 3.9.

Hình 3.8: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng khu vực K9 ở độ cao 40m

Theo kết quả tính tốn phân bố mật độ năng lượng tại các độ cao 40m và 60m thấy rằng tại độ cao 40m tiềm năng năng lượng gió tại khu K9 khơng cao, chủ yếu có mật độ năng lượng khoảng trên dưới 30 - 40W/m2, chỉ có tại các đỉnh núi cao như tại U Rồng có thể đạt trên 50W/m2. Tại độ cao 60m so với mặt đất phổ biến là lớn hơn 40 - 50 W/m2.

Như vậy, theo kết quả tính tốn phân bố mật độ năng lượng gió trong khu vực K9 thì tiềm năng năng lượng gió tại đây khơng lớn. Khai thác năng lượng gió tại đây khơng đạt được hiệu quả mong muốn của cơng nghệ điện gió hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích k9, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)