1.3 Tiềm năng và ứng dụng NLTT tại Việt Nam
1.3.3 Tiềm năng giảm phát thải CO2 của NLTT tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia được cảnh báo bị tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong q trình phát triển. Theo Thơng báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu [1], tổng lượng phát thải khí nhà kính ở nước ta năm 2000 tăng gần 1,5 lần so với năm 1994. Năm 2030, tổng phát thải có thể tăng 5-6 lần so với 1994. Trong đó, năng lượng được dự báo là ngành gây phát thải chính, chiếm trên 90% tổng lượng phát thải năm 2030.
Bảng 1.3: Ước lượng phát thải khí nhà kính năm 2010, 2020, 2030 [1]
Đơn vị: Tấn CO2 tđ
Lĩnh vực 2010 2020 2030
Năng lượng
- Trong đó: Nhiệt điện than [17]
113,1 21 251,0 160 470,8 250 Nông nghiệp 65,8 69,5 72,9 LULUCF -9,7 -20,1 -27,9 Tổng cộng 169,2 300,4 515,8
Theo bảng trên, với tốc độ phát thải trung bình mỗi năm khoảng 4,87% thì đến năm 2030, phát thải của ngành năng lượng sẽ là 470,8 tấn CO2 tương đương, chiếm tỷ trọng 91,3% so với tổng phát thải khí nhà kính của cả nước, trong đó nhiệt điện than đóng góp tới 48,5% [13].
Trước những vấn đề cấp bách đặt ra, để đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai, ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”. Đây là một văn kiện quan trọng cụ thể hóa nội dung Phát triển bền vững của đất nước. Trong Quyết định này đã trình bày rất rõ quan điểm “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” [3] với nhiệm vụ chiến lược của ngành năng lượng trong thời gian tới là:
- Giảm cường độ phát thải KNK và thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Giai đoạn 2011 - 2020: Giảm cường độ phát thải KNK từ 8 - 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 10% - 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó, mức tự nguyện khoảng 10%, số 10% cịn lại là mức có thêm hỗ trợ quốc tế.
- Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải KNK mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 20% - 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó, mức tự nguyện khoảng 20%, số 10% cịn lại là mức có thêm hỗ trợ quốc tế.
- Định hướng đến 2050: Giảm mức phát thải KNK mỗi năm 1,5 - 2%.
Nguồn năng lượng truyền thống của nước ta đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ năng lượng này đang gây ra ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Việt Nam có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Vì thế, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và hỗ trợ phát triển NLTT để bảo vệ môi trường, đảm bảo năng lượng phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã định hướng.
NLTT có nhiều lợi ích cho nền kinh tế, giúp tăng sự đa dạng trong cung cấp năng lượng, và do đó làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và cải thiện an ninh cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Sử dụng NLTT là sử dụng các nguồn tài nguyên bản địa để cung cấp năng lượng hiệu quả cho nền kinh tế và giảm năng lượng nhập khẩu, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi
với nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo dồi dào, thúc đẩy sử dụng NLTT được coi là một bước đi chiến lược nhằm gia tăng lợi ích kinh tế, tăng cường an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Hiện tại ở nước ta có 5 loại NLTT đã được khai thác để sản xuất điện. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng công suất lắp đặt khoảng 1.215 MW. Các nguồn NLTT đang được khai thác là: thuỷ điện nhỏ (1000 MW), sinh khối (152 MW), rác thải sinh hoạt (8 MW), mặt trời (3 MW) và gió (52 MW). Tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn NLTT trên mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 2% tổng nhu cầu điện năm 2011 [13].
Triển vọng trong những năm tới, theo Quy hoạch điện VII, chỉ tiêu được đặt ra là tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn NLTT sẽ chiếm 4,5% và 6%, tương ứng vào năm 2020 và năm 2030[13]. Với bối cảnh hiện nay và dự báo trong thời gian tới, đặc biệt với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chúng tơi đồng tình với nhiều chun gia khuyến nghị cần nâng mức phát triển NLTT cao hơn.
Bảng 1.4: Phương án ước tính với tỷ trọng NLTT 6%; 10% tổng nhu cầu
điện năng vào 2020 và 2030 [18]
Hạng mục Đơn vị 2020 2030
Tổng nhu cầu E (phương án hiệu chỉnh) Tỷ kWh 235 460 Ước tính NLTT
A- Với tỷ trọng NLTT như QHĐVII và Chiến lược tăng trưởng xanh - Năng lượng E % tổng Tỷ kWh 4,5 10,5 6,0 27,6 - Công suất P % tổng MW 5,6 4.000 9,4 9.800
- Tổng đầu tư Triệu
USD 7.200 13.720 B- Dự báo với tỷ trọng NLTT cao hơn
- Năng lượng E % tổng Tỷ kWh 6 14,1 10 42,0 - Công suất P MW 5.600 15.000
-Tổng đầu tư Triệu
USD 10.000 21.000 - Giảm phát thải CO2 103 tấn 8.460 25.000
Như vậy, nếu tính tỷ trọng NLTT cao hơn, 6% năm 2020; 10% năm 2030 và nhu cầu điện được hiệu chỉnh thấp hơn QHĐ VII, năm 2020 tổng công suất điện tái tạo là 5.600 MW, sản xuất điện năng 14,1 tỷ kWh, đầu tư 10 tỷ USD, khả năng giảm là 8,46 triệu tấn CO2; năm 2030 tương ứng là 15.000 MW; 42 tỷ kWh; 21 tỷ USD; 25 triệu tấn CO2 .
Như vậy, vấn đề đảm bảo nhu cầu năng lượng an ninh và bền vững là những thách thức có tính thời đại. Để giảm bớt khó khăn về nguồn năng lượng và giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường; việc phát triển và sử dụng các nguồn NLTT đã trở thành chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới. NLTT được xem không chỉ là nguồn năng lượng, mà cịn là cơng cụ để giải quyết nhiều bức xúc khác bao gồm: cải thiện an ninh năng lượng; giảm các tác động sức khỏe và mơi trường liên quan đến vấn đề hóa thạch và năng lượng hạt nhân; khí nhà kính giảm nhẹ khí thải; cải thiện cơ hội giáo dục; tạo việc làm; xóa đói giảm nghèo; và tăng cường bình đẳng giới.