Tiềm năng và ứng dụng năng lượng mặt trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích k9, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

1.3 Tiềm năng và ứng dụng NLTT tại Việt Nam

1.3.1 Tiềm năng và ứng dụng năng lượng mặt trời

* Tiềm năng NLMT:

Ở Việt Nam, việc điều tra đánh giá tiềm năng NLMT đã được nhiều cơ quan nghiên cứu, trong đó chủ yếu do Viện khí tượng thuỷ văn thực hiện. Tính đến năm 1980, ngành khí tượng thủy văn đã xây lắp hơn 112 trạm đo khí tượng, trải dài khắp mọi miền tổ quốc từ vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lai Châu đến hải đảo xa xôi như Phú Quốc, Cơn Đảo. Các trạm khí tượng này đã tiến hành đo trong nhiều năm các số liệu khí tượng phục vụ cho ngành khí tượng thủy văn như số liệu về bức xạ mặt trời, số giờ nắng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, tốc độ gió, lượng mưa... Các số liệu về đo BXMT bao gồm cường độ trực xạ, tán xạ, tổng xạ, tổng lượng tổng xạ, số giờ nắng trung bình ngày, tháng [5], [4].

NLMT khơng phân bố đều trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam do đặc điểm địa hình phức tạp và do chịu ảnh hưởng của các dịng khí quyển đại dương và lục địa. Đề tài nghiên cứu 52C- 01- 01 thuộc chương trình tiến bộ kỹ thuật của Nhà nước về năng lượng mới đã xây dựng Sổ tra cứu về BXMT của Việt Nam trên cơ sở số liệu quan trắc nhiều năm ở 18 trạm đo bức xạ (Khu vực miền Bắc có 9 trạm đo, khu vực miền Trung có 6 trạm đo, khu vực miền Nam có 3 trạm đo) và 74 trạm đo nắng trên phạm vi cả nước. Kết quả của đề tài cho thấy, Việt Nam là một nước nhiệt đới có vị trí địa lý nằm

gần xích đạo nên NLMT khá dồi dào, tiềm năng BXMT vào loại tương đối cao trên thế giới. Theo kết quả tính tốn, tiềm năng NLMT trung bình ngày trong năm (The annual average of daily Solar radiation) đạt từ 3,7 kWh/m2/ngày ở phía Bắc và đến 5,9 kWh/m2/ngày ở phía Nam. Số giờ nắng trung bình năm dao động tương ứng từ 1600h đến 2700h. Cũng theo kết quả tính tốn cho thấy toàn bộ lãnh thổ Việt Nam phân ra 5 khu vực có đặc điểm BXMT khác nhau. Kết quả điều tra, tính tốn về tiềm năng NLMT cho 5 khu vực trong bảng 1.2.

Bảng 1.2: Giá trị trung bình cường độ BXMT ngày trong năm và số giờ nắng của một số khu vực khác nhau ở Việt Nam [5]

TT Khu vực Cường độ BXMT (kWh/m2.ngày) Số giờ nắng trung bình (giờ/năm) 1 Khu vực Đông Bắc 3,3 – 4,1 1500 – 1800 2 Khu vực Tây Bắc 4,1 – 4,9 1890 – 2102 3 Khu vực Bắc Trung Bộ 4,6 – 5,2 1700 – 2000 4 Khu vực Nam Trung bộ và

Tây Nguyên 4,9 – 5,7 2000 – 2600 Khu vực Nam bộ 4,3 – 4,9 2200 – 2500

5 Trung bình cả nước 4,6 2000

Từ bảng 1.2 ta thấy, khu vực Đông Bắc bộ do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, nên tiềm năng NLMT là thấp nhất cả nước. Từ Đà nẵng trở vào cho đến cực nam đất nước, NLMT rất cao và phân bố khá đồng đều trong cả năm. Vì vậy, việc khai thác, ứng dụng NLMT ở khu vực miền Nam nước ta sẽ cho hiệu quả cao.

* Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Về năng lượng mặt trời dùng để sản xuất điện tại Việt Nam chủ yếu là nguồn điện pin mặt trời được lắp đặt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Các hệ thống pin mặt trời đã có mặt ở 38 tỉnh, thành trong cả nước. Hiện nay có hai loại cơng nghệ, đó là cơng nghệ quang điện và công nghệ nhiệt điện mặt trời. Công nghệ quang điện sử dụng các tấm pin mặt trời để sản xuất điện. Tuy nhiên, cho đến nay suất đầu tư cao và do đó giá điện mặt trời vẫn còn rất cao so với thu nhập của người dân (trên 20USc/kWh). Công nghệ nhiệt điện mặt trời sử dụng các máng thu parabon hội tụ hay các tháp hội tụ để tập trung NL mặt trời cho sản xuất điện. Công

nghệ này cho giá điện rẻ hơn, nhưng vẫn cao (trên 14USc/kWh). Do vậy, để năng lượng mặt trời phát triển trong tương lai cần hoàn thiện cơng nghệ và hỗ trợ thích hợp.

Cho đến nay, có nhiều dự án điện mặt trời ở Việt Nam như: Dự án nối lưới và điện khí hố nơng thơn được thực hiện bởi SolarLab với sự công tác của Bộ Khoa học Công nghệ Việt nam (MOST) và Atersa của Tây Ban Nha, 2006-2009; Dự án điện mặt trời với công suất 100 kWp (tài trợ bởi Nedo - Japan) ở Gia Lai ...Việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới của vùng Đông Bắc Việt Nam một vài năm gần đây trong một số mơ hình thử nghiệm như Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Hà Nội (154 kWp), Bộ Công thương (12kWp)…. Đã cho thấy đầu ứng dụng công nghệ điện mặt trời tại khu vực này là có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích k9, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)