CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng dựa vào cộng đồng (CVCA). CVCA là cách tiếp cận được phát triển bởi tổ chức CARE International [2011]. Cách tiếp cận này cung cấp các hướng dẫn, quy trình và bộ cơng cụ phân tích tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng dựa vào cộng đồng. CVCA giúp các nhà nghiên cứu hiểu được các tác động của BĐKH đến đời sống và sinh kế của cộng đồng hướng tới giảm đói nghèo và các sáng kiến thích ứng. Đề tài lựa chọn cách tiếp cận này nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc nhận diện các yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thương của họ và các giải pháp tăng cường thích ứng mang tính thực tiễn. Hơn nữa, CVCA được hình thành dựa trên khung thích ứng dựa vào cộng đồng (CBA), giúp
hiểu rõ các thước đo khác nhau của thích ứng cộng đồng. Khung này kết hợp chặt chẽ bốn hợp phần: Phát triển khả năng của địa phương, các sinh kế có khả năng phục hồi với khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tính dễ bị tổn thương. Điểm nổi bật nhất của CVCA là tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của tính dễ bị tổn thương, bao gồm nghèo đói, bất bình đẳng giới, sự kiểm sốt tài ngun, sự cách ly về chính trị và xã hội. Các yếu tố này đóng vai trị quan trọng trong việc xác định tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng.
2.3.2.Các phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
- Thu thập, tổng hợp và kế thừa các thông tin, số liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu.
- Các số liệu được thu thập bao gồm:
+ Số liệu quan trắc về lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm thu được từ trạm quan trắc gần nhất. Số liệu này được thu thập từ trạm khí tượng Láng, vì đây là trạm quan trắc gần nhất với địa điểm nghiên cứu và cùng nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trạm khí tượng Láng cách xã Văn Mơn khoảng 20 km về phía Tây Nam.
+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan: mưa cực đoan, hạn hán, rét hại, nắng nóng từ các báo cáo phịng chống thiên tai, bão lũ, phương tiện truyền thông và từ điều tra thực địa.
+ Số liệu về lịch sử các áp lực nước và môi trường khu vực nghiên cứu, cơ cấu dân số, hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu...
2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện ở hai thôn Mẫn Xá và Quan Độ tại xã Văn Mơn. Do hai thơn này có số lượng các hộ gia đình lớn nhất trong 5 thơn nên được lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, hai thôn cũng là nơi tập trung nghề thủ công của xã, nên có mật độ dân cư cao hơn, bao gồm cả người dân địa phương và người làm thuê. Do vậy, số lượng người phơi nhiễm với các rủi ro môi trường và dễ bị tổn thương cũng nhiều hơn. Cũng vì lý do này, họ chính là đối tượng ưu tiên và mang tính đại diện. Hoạt động kinh tế chính ở hai thơn có khác nhau, trong khi Mẫn Xá hầu như khơng cịn canh tác lúa hoặc rất ít
thì Quan Độ vẫn cịn trồng lúa bên cạnh làm nghề thủ cơng. Đây sẽ là khía cạnh để tìm hiểu sự khác biệt về tính dễ bị tổn thương giữa hai thơn.
a. Phỏng vấn thơng tin viên chủ chốt
Hình thức phỏng vấn này nhằm phỏng vấn sâu các thông tin viên chủ chốt. Các thông tin viên chủ chốt bao gồm: các cán bộ địa phương như trưởng thôn, trưởng Hội phụ nữ xã, thôn, lãnh đạo xã, trưởng trạm y tế, các cán bộ đại diện cho các ngành nghề trong xã và đại diện các nhóm hộ khác nhau như giàu, trung bình và nghèo. Mục đích sử dụng phương pháp phỏng vấn này nhằm thu thập thông tin mang tính đại diện, chuyên sâu và các kiến thức hay hiểu biết của các thông tin viên về các yếu tố gây ra tính dễ bị tổn thương cũng như cách thích ứng, các kế hoạch, chương trình ứng phó về thể chế, chính sách.
Các thơng tin thu thập: các áp lực về nước, nhận thức của cán bộ địa phương
về BĐKH, tác động của áp lực nước và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra ở địa phương trong những thập kỷ gần đây đối với người dân, vai trị của chính quyền, tổ chức xã hội dân sự, ứng phó hiện có của chính quyền địa phương và của người dân.
b. Phỏng vấn bán cấu trúc bằng bảng hỏi
Phỏng vấn bán cấu trúc bằng bảng hỏi được thực hiện trong phỏng vấn các hộ gia đình nhằm thu thập các thơng tin về kinh tế hộ, nhận thức của người dân về mức độ phơi nhiễm, tác động do áp lực nước và BĐKH gây ra, các biện pháp thích ứng hiện tại của họ và sự khác biệt giữa nam và nữ giới.
Cách lựa chọn hộ: Nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ từ danh sách hộ
của mỗi thơn để tiến hành phỏng vấn, trong đó có khoảng 30% hộ có nữ giới là chủ hộ và 70% hộ có nam giới là chủ hộ tham gia phỏng vấn.
Các thông tin thu thập: các áp lực nước ở địa phương, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi khí hậu và mức độ tác động của chúng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, cách thích ứng hiện có của họ, các lựa chọn thích ứng khác nhau, các thiệt hại khác nhau giữa các nhóm hộ khác nhau, giữa nam và nữ, các hỗ trợ từ chính quyền, các tổ chức xã hội... Bảng hỏi được trình bày trong Phụ lục 3.
c. Thảo luận nhóm tập trung
Các nhóm thành viên của cộng đồng được lựa chọn để thảo luận về một tập hợp các chủ đề cụ thể. Các nhóm bao gồm: một nhóm nam, một nhóm nữ, một nhóm cả nam và nữ, với số lượng người trong mỗi nhóm từ 5-7 người. Lý do nhóm nam và nữ thảo luận riêng vì nữ giới thường hay ngại đưa ra ý kiến của mình nếu ý kiến của họ khác với ý kiến của số đông nam giới trong buổi thảo luận. Thảo luận riêng sẽ giúp cho những chị em phụ nữ ít nói mạnh dạn và tự tin hơn khi đưa ra ý kiến của mình và sẽ tập hợp được các ý kiến khác nhau về một nội dung nhất định. Thảo luận nhóm được thực hiện nhằm xác định các tổn thương khác nhau mang tính giới, xác định các cách thích ứng trong cộng đồng cũng như làm rõ những thông tin thu được từ phỏng vấn hộ.
Các thông tin thu thập: thu thập và phân tích các thơng tin thơng qua các
công cụ: Biểu đồ lịch sử, sơ đồ Ven, SWOT; các thông tin về áp lực nước sạch, hiện tượng thời tiết cực đoan, các thay đổi khí hậu trong một thập kỷ gần đây và các tác động của chúng; mức độ tác động, các yếu tố làm tăng hoặc giảm tính dễ bị tổn thương cũng như cách thích ứng của họ nhìn từ góc độ giới.
Ba phương pháp nghiên cứu trên sẽ kết hợp nhằm thu thập được các thông tin cần thiết, bổ sung thiếu sót và kiểm chứng thông tin cho nhau nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
2.3.2.3. Các cơng cụ được sử dụng trong phân tích thơng tin
Công cụ SWOT
SWOT là viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là những đặc điểm nội tại của cộng đồng địa phương, còn cơ hội và thách thức là những đặc điểm của các yếu tố bên ngoài cộng đồng địa phương đưa tới. Sau khi phân tích và đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, nghiên cứu sẽ thực hiện bước tiếp theo phân tích và đề xuất các giải pháp để giúp cộng đồng địa phương phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu và vượt qua các đe dọa như được mô tả như sau:
STT Công cụ Mục đích
1 Biểu đồ lịch sử
- Để nắm được các rủi ro trong quá khứ, các thay đổi, cường độ và biểu hiện thời tiết, thiên tai
- Giúp mọi người nhận thức về các thay đổi áp lực về nước theo thời gian
2 Sơ đồ Ven
- Để xác định được tổ chức nào là quan trọng nhất trong cộng đồng
- Phân tích sự tham gia của các nhóm khác nhau bao gồm nam và nữ giới trong quá trình lập kế hoạch ở địa phương
3 SWOT
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng trong việc thích ứng, các đe dọa và cơ hội từ bên ngồi tác động đến việc thích ứng của họ
- Làm cơ sở phân tích, xác định các khó khăn và đề xuất các giải pháp cho việc thích ứng của người dân.