Thông tin lịch sử về các hiện tượng thời tiết bất thường ở Văn Môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã văn môn, huyện yên phong (Trang 49 - 54)

Năm Hiện tượng bất thường Tác động

1984 Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày

Gây ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại trên cánh đồng lúa, thiệt hại cho thủy sản do mất cá từ ao nuôi

2008 Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần

Gây ngập lụt diện rộng, gây thiệt trên cánh đồng lúa, thiệt hại cho thủy sản do mất cá từ ao nuôi, ô nhiễm môi trường

2010 Mưa lớn Ngập úng trong khu dân

cư, ô nhiễm môi trường

Nguồn: [Nghiên cứu thực địa, 2014]

Đối với tác động về nguồn nước, trong cuộc thảo luận nhóm ở thơn Quan Độ, người dân nhấn mạnh những đợt ngập lụt đã nhiều lần làm nước bẩn từ một kênh thốt nước của thơn tràn vào khu vực trạm cấp nước Quan Độ, phải sau nhiều giờ mới rút. Do đó họ lo sợ nước bẩn có thể ngấm xuống các giếng khoan trong trạm cấp nước và ảnh hưởng tới nguồn nước cấp. Bên cạnh đó, qua quan sát thực tế cho thấy cống, rãnh thoát nước thải của cả hai thôn đều là hệ thống cống mở, ít được khơi thơng nên nước thải rất dễ tràn lên đường khi ngập úng xảy ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân như: việc di chuyển, tăng sự tiếp xúc của ngươi dân đối với nước bẩn và gây mẩn ngứa. Ngập lụt không chỉ gây ra mất vệ sinh mơi trường theo cách đó mà nó cịn đưa các chất ơ nhiễm, rác thải từ các bãi rác sinh hoạt và các bãi thải xỉ thải từ hoạt động cô đúc nhôm tới nguồn nước tại

đồng ruộng và các kênh rạch. Chính các bãi rác mở, không được che chắn và quá tải đang tồn tại ở Văn Mơn đóng góp cho sự ơ nhiễm khi có ngập lụt xảy ra. Các chất ô nhiễm không chỉ khuếch tán vào nước mặt và có thể ngấm xuống đất canh tác, gây tác động tiềm tàng. Như vậy, những yếu tố như chưa có hệ thống thốt nước hồn chỉnh và chưa có các bãi chứa rác thải hợp vệ sinh đã góp phần làm gia tăng sự phơi nhiễm của người dân đối với chất ô nhiễm.

Bên cạnh đó, trong phỏng vấn hộ gia đình, có 3/4 số hộ được hỏi cho rằng nguồn nước các kênh, rạch ô nhiễm nhất vào mùa khô, khi kéo dài 3 - 4 tháng khơng có mưa, các tháng cịn lại mưa khơng đáng kể. Biểu hiện là nguồn nước đen đặc và bốc mùi khó chịu. Điều này hồn tồn hợp lý, vì mùa khơ khi lượng mưa ít đi, nguồn nước bổ sung cho các kênh rạch giảm đi đáng kể, chất ô nhiễm thải ra khơng được hịa lỗng và nồng độ cao hơn, nên tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng hơn. Như vậy, mưa cường độ lớn trong mùa mưa làm cho chất ô nhiễm lan truyền rộng hơn, cịn mùa khơ thì nồng độ các chất ô nhiễm trong kênh rạch lại tăng lên. Những hiện tượng này hoàn toàn làm giảm lượng nước sạch và giới hạn việc sử dụng nước của người dân.

Tóm lại, từ kết quả quan trắc khí tượng, thảo luận nhóm người dân đều cho thấy có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong 10 năm gần đây. Những thay đổi về lượng mưa và sự xuất hiện bất ngờ của các đợt ngập úng hay lụt ở Văn Môn đã tác động đến năng suất nông nghiệp. Do vấn đề ô nhiễm môi trường và cơ sở hạ tầng về thoát nước, xử lý rác ở đây còn yếu nên dưới tác động của hiện tượng thời tiết trên sẽ khuếch đại ô nhiễm nước và ô nhiễm đất hay làm trầm trọng thêm vấn đề mà người dân phải đối mặt. Như vậy, trong tương lai khi BĐKH vẫn đang tiếp diễn sẽ có những tác động khơng nhỏ tới nguồn nước, có thể làm gia tăng sự thiếu nước khi nhu cầu sử dụng ngày một tăng lên. Từ đó, vấn đề nâng cấp hệ thống thốt nước và xử lý rác thải đảm bảo sẽ rất cần thiết để giúp người dân giảm được sự tiếp xúc với nước ô nhiễm.

3.2. Yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thương và thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch ở cấp độ hộ gia đình

3.2.1. Yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thương trước áp lực nước sạch của người dân

Sự phụ thuộc vào sinh kế

Hiện tượng ngập lụt ở Văn Môn diễn ra không thường xuyên nhưng lại xuất hiện bất chợt cùng những cơn mưa lớn và có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống của người dân nơi đây. Chúng bao gồm cả những tác động về vấn đề vệ sinh môi trường và cả những thiệt hại về vật chất. Đặc biệt là thiệt hại của các hộ canh tác lúa nước. Các kết quả phỏng vấn cho thấy những hộ gia đình chủ yếu làm nơng nghiệp ở Văn Mơn sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn các hộ có thu nhập từ các nguồn khác.

Như đã nêu ở phần trước, trận lụt năm 2008 đã gây ra nhiều thiệt hại cho cả hai thơn, đặc biệt là Quan Độ. Vì thơn này có diện tích lúa nước bị ngập lụt là nhiều nhất và số hộ làm nông nghiệp cũng nhiều hơn ở Mẫn Xá. Cụ thể, theo kết quả thảo luận nhóm ở cả hai thơn cho thấy trận lụt này đã làm thâm hụt nguồn lương thực của các hộ canh tác nông nghiệp trong thôn. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình cũng cho thấy 1/3 số hộ được phỏng vấn nằm trong nhóm có canh tác nơng nghiệp đồng ý rằng gia đình họ bị thiệt hại về nông nghiệp sau trận lụt năm 2008 mà thiệt hại chính là mất mùa. Ước tính thiệt hại trung bình của mỗi hộ gia đình là từ 2 - 3 triệu đồng. Mất mùa dẫn tới thiếu hụt nguồn lương thực và một số hộ dân phải mua thêm gạo để sử dụng. Như vậy, những hộ làm lúa nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của mưa lớn và ngập lụt. Thêm vào đó, ngồi thiệt hại do mất mùa, hai đợt mưa lớn năm 1984 và 2008 còn gây thiệt hại cho hoạt động nuôi thủy sản của người dân. Những hộ gia đình có ao đều mất trắng do nước lũ quét đi vật nuôi của họ. Kết quả này một lần nữa khẳng định nông nghiệp là sinh kế rất dễ phải hứng chịu các rủi ro thiên tai.

So sánh với các hộ làm nơng nghiệp thì các hộ làm tiểu thủ cơng nghiệp chịu ít tác động hơn do ngập lụt. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động tái chế kim loại một cách thủ công với các công nghệ thô sơ cũng là yếu tố đưa con người đến với

các rủi ro môi trường. Khi vấn đề ô nhiễm môi trường ở Văn Môn chưa được giải quyết, nó sẽ làm tăng sự phơi nhiễm của người dân với chất ô nhiễm. Mức độ phơi nhiễm sẽ tăng lên khi vấn đề này cộng hưởng với hiện tượng ngập lụt, làm khuếch đại sự ô nhiễm trên diện rộng. Với khối lượng hàng hóa lớn, chủ yếu là phế liệu thải và hoạt động sản xuất diễn ra thường xuyên, lượng lao động tập trung, khi phải hứng chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan thì các tác động đến mơi trường và sức khỏe người dân Văn Mơn sẽ khơng nhỏ. Các kết quả định tính được trình bày trong Bảng 3.4 cũng là minh chứng cho những lập luận của tác giả.

Như vậy, khi mà người dân Văn Môn vẫn đang phụ thuộc vào hoạt động nơng nghiệp nhạy cảm với khí hậu và hoạt động tái chế kim loại thơ sơ thì họ hoàn toàn phơi nhiễm và nhạy cảm đối với áp lực nước và rủi ro thiên tai.

Yếu tố về địa hình

Một điểm đáng lưu ý là so với thơn Quan Độ, Mẫn Xá khơng có nhiều thiệt hại lớn trong những trận ngập lụt. Điều này có thể lý giải là do yếu tố địa hình. Cụ thể trong thảo luận nhóm, người dân thơn Mẫn Xá chỉ ra rằng trong khu dân cư thôn Mẫn Xá hầu như không bị ngập lụt khi nào. Họ lý giải là do thôn Mẫn Xá nằm ở vị trí cao nhất trong xã, và được mơ tả như là sống lưng của một con trâu, nên ít chịu ảnh hưởng của ngập lụt. Như vậy, so sánh về vị trí địa hinh thì thơn Mẫn Xá có lợi thế hơn thôn Quan Độ. Mặc dù mức độ thiệt hại do lũ gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lớp phủ thực vật và khả năng tiêu thốt, nhưng rõ ràng yếu tố địa hình cũng quyết định đến khả năng chịu tác động. Các vùng thấp trũng thường chịu tác động của lũ lâu hơn và ngập trên diện rộng hơn. Như vậy, vị trí địa hình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Tóm lại, dưới tác động của ngập lụt thì các yếu tố như địa hình, sự phụ thuộc vào loại hình sinh kế của người dân sẽ quyết định mức độ chịu ảnh hưởng của người dân Văn Môn.

Môi trường ô nhiễm

Ơ nhiễm mơi trường là một yếu tố làm tăng rủi ro của người dân Văn Môn đối với áp lực nước sạch. Như đã trình bày ở phần trước, Văn Mơn đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nước và thiếu nước sạch. Những tác động xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân được trình bày dưới đây.

Theo thảo luận nhóm ở thơn Quan Độ cho thấy, trong những năm gần đây, cá ở các ao còn lại và các kênh nước đã bị chết, và ở những nơi gần nguồn ơ nhiễm thì lúa khơng phát triển được hoặc phát triển kém. Những biểu hiện này có thể được coi là chỉ thị cho sự ô nhiễm nước.

Về vấn đề sức khỏe liên quan đến nguồn nước, trong phỏng vấn hộ gia đình, khi được hỏi về các bệnh liên quan đến nguồn nước, có 44/60 chủ hộ trả lời trong thời gian một năm gần đây gia đình họ khơng có thành viên nào mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước. Chỉ có 16/60 hộ trả lời trong gia đình có người bị mẩn ngứa do sử dụng nước không hợp vệ sinh. Trong đó 8 hộ cho biết thành viên trong gia đình thường bị mắc bệnh là nam giới và 8 hộ trả lời là nữ giới. Như vậy, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người dân có các vấn đề sức khỏe liên quan đến nguồn nước. Chứng bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ giới trong gia đình và người chăm sóc những người bệnh thường là người vợ.

Mặt khác, mặc dù chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về mối liên hệ giữa sự ơ nhiễm mơi trường và tình trạng sức khỏe người dân nơi đây, nhưng những con số thống kê của trạm y tế xã Văn Môn cho thấy có sự gia tăng về số lượt người tới thăm khám qua những năm gần đây (bảng 3.7). Những bệnh chủ yếu mà người dân mắc phải là do ô nhiễm môi trường gây ra. Theo trưởng trạm y tế xã Văn Môn, số người dân đến khám tại trạm có thể cịn ít hơn nhiều so với thực tế do nhiều người dân có bệnh đã đi khám và chữa trị trực tiếp ở các tuyến trên hoặc nơi khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã văn môn, huyện yên phong (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)