KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã văn môn, huyện yên phong (Trang 38)

3.1. Áp lực về nước sạch và mối liên hệ với biến đổi khí hậu

3.1.1. Áp lực về nước sạch và những vấn đề môi trường liên quan ở Văn Môn

Khái quát vấn đề môi trường ở Văn Môn

Xã Văn Môn phát triển kinh tế chủ yếu theo mơ hình sản xuất nơng nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp như cô đúc nhôm, đồ gỗ mỹ nghệ và tái chế phế liệu. Đặc biệt là nghề cô đúc nhôm thành phẩm ở thôn Mẫn Xá đã xuất hiện cách đây gần nửa thế kỷ. Trước đây, người dân đúc xoong nồi, chụp đèn, nay chủ yếu là đúc thanh nhôm. Nhờ sinh kế này mà nhiều hộ dân trong xã trở nên khá giả và giàu có. Văn Mơn có khoảng hơn 3000 lao động tham gia vào loại hình kinh tế này, tập trung chủ yếu ở hai thôn Mẫn Xá và Quan Độ. Nó đóng vai trị rất lớn trong thúc đẩy kinh tế địa phương. Theo kết quả phỏng vấn, Quan Độ có 14/30 hộ được hỏi có tham gia hoạt động thu mua phế liệu hoặc tái chế kim loại với 10 hộ làm chủ doanh nghiệp; Mẫn Xá có 19/30 hộ tham gia hoạt động này với 9 hộ làm chủ doanh nghiệp. Trong đó, những hộ kinh doanh nhỏ có thu nhập trung bình tính riêng cho hoạt động liên quan đến tái chế kim loại là 30 đến 50 triệu đồng/năm, và những hộ kinh doanh quy mô lớn đạt từ 100 đến trên 200 triệu đồng/năm. Như vậy, thu mua phế liệu và tái chế kim loại là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của người dân địa phương. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển là các vấn đề mơi trường phát sinh, từ đó ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân nơi đây.

Bảng 3.1: Tỷ lệ tham gia các hoạt động kinh tế trong số hộ được phỏng vấn

Đơn vị: hộ

Loại hình Thơn

Nông nghiệp Thu mua phế liệu hoặc tái chế kim loại

Các nghề khác

Quan Độ 18/30 14/30 16/30

Mẫn Xá 6/30 19/30 11/30

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây xuất phát từ chính hoạt động sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tái chế kim loại. Công nghệ được sử dụng trong tái chế kim loại lạc hậu, khơng có hệ thống giảm thiểu, xử lý ơ nhiễm dẫn đến mơi trường bị suy thối là vấn đề bất cập chung của các làng nghề ở Việt Nam, và Văn Môn khơng phải là một ngoại lệ. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở Mẫn Xá, Quan Độ đang đe dọa đời sống người dân, bao gồm cả ô nhiễm đất, nước, khơng khí, với nguồn ơ nhiễm phát sinh từ tất cả các khâu sản xuất.

Cụ thể, phế thải được người dân thu mua từ các nơi về và làm sạch. Sau đó, chúng được bán thơ trực tiếp đi những nơi khác hoặc được chuyển sang các hộ cô và đúc nhôm. Bản chất của phế thải là có các tạp chất và chất ơ nhiễm kèm theo, do đó q trình làm sạch như cọ rửa, đốt dây điện để lấy lõi đồng sẽ làm chất ô nhiễm phát tán vào khơng khí và đi vào đất, nguồn nước mặt thông qua nước mưa chảy tràn. Đặc biệt, trong các phế thải được người dân thu mua về có các máy biến thế cũ, trong đó có chứa loại dầu PCB. Đây là một hợp chất chất hữu cơ khó phân hủy và được xếp vào loại chất thải nguy hại [Đoàn Thị Thái Yên, 2006]. Chất hữu cơ này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích lũy trong các mơ mỡ, có thể gây biến đổi gen và ung thư. Tuy nhiên, người dân chưa ý thức được những mối nguy này và tiến hành sang chiết, tách dầu một cách thô sơ ra khỏi máy để bán lại. Khi đó, dầu biến thế có thể bị rơi vãi, sẽ theo nước mưa chảy tràn xuống nguồn nước mặt, ngấm xuống đất, và từ đó có những tác động tiềm ẩn tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, q trình cơ, đúc nhơm gây ra ơ nhiễm khói, bụi, mùi từ việc đốt nguyên nhiên liệu. Xỉ thải từ q trình cơ đúc được xả thải trực tiếp ra cánh đồng hoặc ven các mương nước, gây ô nhiễm đất nông nghiệp và nguồn nước mặt. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự tích lũy gia tăng của kim loại nặng trong môi trường đất xã Văn Mơn. Ví dụ, nghiên cứu của Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh [2007] cho thấy có sự tích lũy của kim loại nặng Cd, Zn, Cu, Pb trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước thải của hoạt động tái chế nhôm ở thôn Mẫn Xá. Mặc dù, hàm lượng của chúng đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại cao hơn nhiều so với các mẫu đối chứng. Trong khí đó nghiên cứu của Vũ Thị Thùy Dương [2008] cho thấy một số điểm trong xã, hàm lượng những kim loại nặng này đã vượt tiêu chuẩn cho phép.

Như vậy, sản xuất thủ công tái chế kim loại đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế ở Văn Môn, nhưng người dân nơi đây đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí.

Vấn đề ơ nhiễm nước

Hiện tại, hầu hết các nguồn nước mặt tại Văn Môn đã bị ơ nhiễm. Trong thảo luận nhóm tập trung, các nhóm đều chỉ ra chất lượng nước các ao, hồ và kênh mương trong xã suy giảm trong những năm gần đây. Theo những người già trong làng, hơn chục năm về trước, trong xã vẫn có 7 - 8 ao ni cá với chất lượng tốt để nuôi cá, mặc dù những ao này vẫn tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Nhưng hiện nay chỉ cịn có 3 ao và tất cả đang trong tình trạng ơ nhiễm nặng. Trong đó, khoảng khoảng 15 năm về trước, xã vẫn còn một giếng làng chung, rộng khoảng 7 m với chất lượng rất tốt và được người dân làng sử dụng. Tuy nhiên, chiếc giếng này đã bị lấp cách đây 13 năm do nguồn nước đã bị ô nhiễm. Dịng sơng Ngũ Huyện Khê chảy qua xã Văn Môn cũng bị đã ô nhiễm bởi nguồn nước thải trong các thôn xả ra. Thực vậy, qua quan sát cho thấy dòng Ngũ Huyện Khê chảy qua địa phận xã Văn Mơn đã phủ kín đầy bèo tây và có màu nước đen. Đây là những dấu hiệu cho thấy sự phú dưỡng, một loại hình ơ nhiễm nước. Với mức độ ô nhiễm như vậy, dịng sơng này đã giảm hiệu quả tính năng cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu. Như vậy, ô nhiễm nước mặt là vấn đề mà hiện nay người dân Văn Môn đã, đang phải đối mặt hàng ngày, và trong những thập kỷ gần đây, nguồn nước mặt có thể sử dụng ở đây đã bị thu hẹp. Điều này rõ ràng giới hạn việc sử dụng nước của người dân.

Về các nguồn ơ nhiễm chính phát sinh thu được từ kết quả nghiên cứu thực hiện trong phỏng vấn các hộ gia đình được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.2: Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm nước ở Văn Môn và tỉ lệ trả lời

Nước thải sinh hoạt

Nước thải công nghiệp từ các nhà máy Nước thải từ cơ sở sản xuất thủ công nghiệp tại làng nghề Nước rị rỉ từ các bãi chất thải rắn Ơ nhiễm từ nguồn nông nghiệp 31/60 8/60 46/60 28/60 19/60 Nguồn: [Kết quả phỏng vấn hộ, 2013]

Theo bảng 3.2 trên, có 46/60 chủ hộ được phỏng vấn cho rằng nguồn ô nhiễm nước ở Văn Môn là từ nước thải của các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp tại làng nghề, và 31/60 người trả lời vấn đề này bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt. Do có tỉ lệ người lựa chọn cao hơn, hai nguồn này có thể được coi là các nguồn chính dẫn đến ơ nhiễm nước ở Văn Môn. Không thể phủ nhận khi hai nguồn nay là có lưu lượng thải thường xuyên và lớn nhất. Mặt khác, các bãi chứa chất thải rắn ở mỗi thôn cũng là nguồn ô nhiễm không kém với 28/60 người lựa chọn (xem bảng 3.2). Thực vậy, chúng đều quá tải và không được che chắn, nằm ngay trên các cánh đồng, từ đó nước rỉ rác ngấm qua đất và bị nước mưa rửa trôi xuống ruộng lúa làm ô nhiễm nước tưới tiêu. Ngoài ra, với nguồn ô nhiễm từ nông nghiệp, những người được phỏng vấn cho rằng nguồn này bao gồm thuốc trừ sâu và nước thải từ các trang trại chăn ni nơng nghiệp. Thơng qua thảo luận nhóm, người dân Quan Độ cũng khẳng định hai trang trại chăn nuôi trong thôn xả nước thải và gây ô nhiễm con kênh tiếp nhận. Con kênh này hiện tại có màu đen ngịm, mùi khó chịu. Kênh này cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thôn và là kênh dẫn nước tưới nông nghiệp, nên mỗi lần người dân tiến hành bơm lấy nước điều có hiện tượng nước sủi bọt và màu đen. Chất lượng nước như vậy sẽ có những tác động tiềm tàng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Theo ơng Hịa, cán bộ mơi trường xã, ngồi những nguồn xả thải trực tiếp này thì ơ nhiễm nước cịn bắt nguồn từ ơ nhiễm khơng khí. Tại thơn Mẫn Xá, nơi có số lượng hộ nấu nhơm nhiều nhất xã, khơng khí ln vẩn khói bụi và mùi khó khịu

từ các lị nấu nhơm thải ra. Khói bụi rơi xuống, bám nhiều trên các mái nhà, lá cây, và khi mưa xuống chúng sẽ bị cuốn trôi xuống nguồn nước mặt gây vẩn đục và suy giảm chất lượng nước. Tuy nhiên, thực tế người dân Văn Môn đã tiến hành sản xuất tái chế kim loại từ cách đây hơn hai thập kỷ, và lúc đó nguồn nước vẫn chưa bị ơ nhiễm. Như vậy, ô nhiễm phát sinh hiện nay phải là do sự gia tăng nguồn ô nhiễm, mà bắt nguồn từ áp lực của sự gia tăng dân số và nhu cầu kinh tế tăng lên nên số lượng hộ tham gia sản xuất ngày càng nhiều hơn và phát triển với quy mơ lớn hơn. Từ đó lượng chất thải cũng tăng lên. Thực tế, khoa học môi trường đã chỉ ra rằng mơi trường có khả năng tự làm sạch, khi nguồn thải phát sinh vượt quá ngưỡng chịu tải của môi trường, hay cụ thể là khả năng tự làm sạch của các nguồn nước, thì ơ nhiễm sẽ phát sinh. Như vậy, áp lực về gia tăng dân số và phát triển sản xuất là những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm, do nguồn thải vượt quá ngưỡng chịu tải của môi trường và làm tăng sự phơi nhiễm của người dân đối với các vấn đề này. Mặc khác, việc thiếu các hệ thống xử lý chất thải của các hộ sản xuất và kinh doanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự ơ nhiễm nước nói riêng và ơ nhiễm mơi trường nói chung. Hầu hết các hộ gia đình sản xuất thủ công nghiệp tái chế ở Văn Mơn khơng có các biện pháp nào để xử lý nước thải, khí thải trước khi xả ra mơi trường. Hiện tại, chính quyền địa phương cũng chưa có giải pháp nào để giảm thiểu ơ nhiễm môi trường. Mặc dù vấn đề này là mối quan tâm của người dân, nhưng những hành động thực sự để giảm ơ nhiễm là chưa có kể cả từ chính quyền và người dân.

Không chỉ lo lắng về vấn đề ô nhiễm nước mặt, người dân trong các cuộc thảo luận nhóm, cũng như phỏng vấn hộ cho thấy mối lo ngại của họ về chất lượng nước ngầm, nguồn nước mà họ đã trực tiếp sử dụng trong nhiều năm qua.

“Khoảng 20 năm về trước có tới 95 % các hộ gia đình sử dụng giếng đào với độ sâu chỉ

10 - 20 m. Nhưng trong 10 năm gần đây họ đã chuyển sang sử dụng giếng khoan có độ sâu trung bình 40 - 50 m. Nguyên nhân họ chuyển sang sử dụng giếng khoan là do họ đã nhận thấy chất lượng nước giếng đào đã suy giảm và không đảm bảo cho sử dụng”.

Điều này có thể lý giải: khi hoạt động xả thải của con người gia tăng trên mặt đất, chất ô nhiễm ngấm vào đất cũng tăng lên, từ đó làm ơ nhiễm nước ngầm tầng nơng. Thực tế, trong q trình phỏng vấn, các chủ hộ được hỏi việc họ đánh giá như thế nào về mức độ an toàn của nguồn nước ngầm ở địa phương, trên 2/3 người được hỏi trả lời khơng an tồn. Kết quả này khá tương quan với kết quả từ thảo luận nhóm. Những người phụ nữ trong thảo luận nhóm đều cho rằng họ lo sợ những chất ơ nhiễm trên mặt đất sẽ ngấm xuống tầng nước ngầm. Nhìn chung người dân địa phương điều có sự lo lắng về chất lượng nguồn nước ngầm. Một minh chứng khác đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm thông qua kết quả phân tích nguồn nước giếng khoan của một số hộ ở Mẫn Xá và Quan Độ của dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ngoại ơ Đông Nam Á” cho thấy đa số các mẫu ô nhiễm Amoni và 3/9 mẫu ở Mẫn Xá bị ơ nhiễm chì (Pb) (xem phụ lục 6). Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy tầng nước ngầm tầng sâu (sâu hơn 50 m) tại xã Văn Mơn có hàm lượng Amoni cao hơn TCCP (0,1mg/l) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT [Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, 2013]. Như vậy, chất lượng nguồn nước ngầm ở Văn Môn là chưa đảm bảo, một số giếng nước ngầm bị nhiễm amoni và kim loại nặng Pb. Nếu khơng có biện pháp xử lý phù hợp, chúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nơi đây khi họ phơi nhiễm với nguồn nước này.

Như vậy, vấn đề ô nhiễm nước là một trong những áp lực mà người dân làng nghề Văn Môn đang phải đối mặt. Ô nhiễm nước đã giới hạn khả năng sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm tầng nông của người dân địa phương. Từ đó làm tăng thêm sự thiếu nước sạch khi dân số ngày càng gia tăng.

Vấn đề thiếu nước sạch

Ô nhiễm nước là một nguyên nhân gây ra thiếu nước sạch. Vấn đề thiếu nước sạch đã dẫn đến sự chuyển đổi sử dụng nguồn nước của người dân Văn Môn. Như đã nêu ở trên, người dân ở Mẫn Xá và Quan Độ đã dần chuyển sang sử dụng giếng khoan với độ sâu lớn hơn và nước sạch từ các trạm cấp nước trong xã.

Tuy nhiên, nguồn nước ngầm dường như cũng đã giảm sút. Thực tế, qua thảo luận nhóm, người dân của cả hai thôn cho rằng mực nước trong các giếng đều đã giảm đi so với trước đây, đặc biệt là trong mùa khô.

“Mực nước trong các giếng ở làng tôi hiện nay thấp hơn 20 cm so với hơn

chục năm về trước. Lúc đó nhiều nhà chỉ cần đào giếng đất sâu chừng 20 m là đã có nước sạch rồi, nhưng giờ phải khoan giếng sâu tới 80 - 100 m mới có nước sạch để dùng cho nấu ăn và dùng hàng ngày”.

(Ông Phạm Văn Hùng, trưởng thôn Quan Độ) Tại thôn Mẫn Xá, người dân đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt về mực nước trong các giếng vào thời điểm tết nguyên đán năm 2013. Trong thời gian cao điểm này, khi mà nhu cầu sử dụng nhiều nước cho nấu nướng và cọ rửa sân nhà tăng lên, nhiều hộ gia đình trong thơn đã thiếu nước sử dụng. Họ phải đợi cho mức nước hồi lại, mới có nước để sử dụng, điều này trước đây 15 năm chưa bao giờ xảy ra. Như vậy, thông qua các thông tin này cho thấy sự thiếu nước sạch đã xảy ra vào một số thời điểm ở Văn Mơn. Vấn đề này có thể là do lượng nước ngầm đã giảm sút theo đánh giá của người dân, hay do nhu cầu sử dụng tăng lên và ô nhiễm nước. Nước ngầm giảm sút một mặt cũng có thể lý giải do q trình đơ thị hóa đi kèm với tăng sự bê tơng hóa làm giảm tính thấm của nước mưa chảy tràn, nạp nước ngầm từ đó cũng giảm đi.

Hiện nay, người dân Văn Môn đã được tiếp cận với nước sạch từ hai trạm cấp nước thôn Quan Độ và thôn Phù Xá. Hai trạm cấp nước này được xây dựng từ nguồn vốn của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Với trạm cấp nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã văn môn, huyện yên phong (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)