Các công việc hàng ngày của nam và nữ giới ở Văn Môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã văn môn, huyện yên phong (Trang 56 - 128)

Nhóm Cơng việc hàng ngày Hoạt động đồn

thể khác

Nam

Buôn phế liệu; nấu nhôm, đúc và cán kéo

Chạy máy cày bừa, máy tuốt lúa, bơm nước vào ruộng

Hội họp, trao đổi buôn bán, vận chuyển phế liệu

Họp dịng họ, họp thơn

Nữ

Nấu nhôm, thu mua đồng nát; làm thuê cho các hộ tái chế nhôm, tước dây điện lấy lõi đồng

Cấy, gặt, bơm nước vào ruộng

Đi chợ, nấu cơm, rửa bát và giặt quần áo

Họp hội phụ nữ, họp thôn

Nguồn: [Nghiên cứu thực địa, 2014]

Dựa vào bảng 3.8 trên, ta thấy, phụ nữ là nhóm tham gia nhiều hơn vào các hoạt động sử dụng nước như cấy, gặt lúa và chuẩn bị bữa ăn, giặt quần áo cho gia đình so với nam giới. Do đó, họ có khả năng tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm nhiều hơn. Tuy nhiên, trong 16/60 hộ được phỏng vấn có thành viên trong gia đình mắc bệnh mẩn ngứa do nước thì tỷ lệ nam và nữ giới bị mẩn ngứa do nước là như nhau. Nhóm phụ nữ trả lời họ ít khi gặp các bệnh liên quan đến nguồn nước, mà chủ yếu chỉ bị mẩn ngứa khi làm việc dưới ruộng lúa trong những mùa vụ cấy gặt, hay quần áo thường bị ố màu khi giặt bằng nước máy. Nhóm nam giới cũng chỉ ra họ ít mắc các bệnh ngoài da liên quan đến nguồn nước. Mặc dù mức độ chịu tác động chưa đáng kể là như nhau giữa nam và nữ giới, nhưng rõ ràng nữ giới có mức độ tiếp xúc với nguồn nước nhiều hơn là nam giới. Đặc biệt khi sinh kế của họ gắn với các hoạt động nông nghiệp. Trong số những hộ được phỏng vấn có 14 hộ phụ nữ làm chủ hộ. Thu nhập chính của những hộ này chủ yếu là từ cấy lúa và làm thuê. Dưới ảnh hưởng của những lần ngập lụt, diện tích lúa của họ cũng chịu thiệt hại. So

với những người phụ nữ trong các hộ có nam giới làm chủ hộ, thì phụ nữ làm chủ hộ thường phải tự xoay sở với các vấn đề liên quan đến nước như: tưới tiêu nông nghiệp, lo lắng xây dựng các bể lọc nước, thau rửa bể lọc... vì phần lớn đây là những hộ phụ nữ góa chồng: phụ nữ trẻ có con nhỏ hoặc phụ nữ trung niên có con đang đi học hay thốt ly. Hộ gia đình của họ thường thiếu lực lượng lao động. Lấy nông nghiệp làm sinh kế chính, thu nhập của họ dễ chịu rủi ro hơn trước các tác động của thay đổi môi trường và BĐKH. Như vậy, nhóm nữ giới, đặc biệt nhóm phụ nữ là chủ hộ có thể có mức độ phơi nhiễm với các áp lực nước nhiều hơn nam giới. Nhưng hiện tại, cả hai nhóm đều chịu những tác động như nhau do vấn đề ô nhiễm môi trường.

Hộp đóng khung dưới đây là câu chuyện sẽ cho thấy hồn cảnh, tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng hiện tại của một phụ nữ làm chủ hộ nghèo.

Tên chủ hộ: chị Nguyễn Thị Giang

Tuổi: 33

Địa chỉ: Thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn

Hiện trạng hộ: hộ nghèo, vợ làm chủ hộ, đang nuôi hai con nhỏ và một người chồng

nghiện rượu.

Tài sản vật chất: Căn nhà cấp 4 mới xây, nhờ anh em và bố mẹ chồng cho tiền và

làm giúp

Sinh kế chính của chị: nấu lại phế liệu cho các xưởng tái chế nhôm trong làng. Cụ

thể, hàng ngày chị mang phế liệu từ các xưởng lớn về nhà nấu và cô lấy lại nhôm chất lượng thấp. Thu nhập bình quân là 250 nghìn đồng/ngà, nhưng công việc rất vất vả. Nguồn thu nhập của chị cũng chính là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vì chồng chị nghiện rượu, ốm đau khơng phụ giúp được vợ.

Điều kiện làm việc: Sáng chị dậy sớm làm việc nhà và nấu nhôm từ 5 giờ sáng đến 5

giờ chiều thì nghỉ. Điều kiện làm việc rất thô sơ, chị thường xuyên phải làm việc bên bếp than rất nóng nực và bụi bặm. Cơng việc nặng nhọc do một chị đảm đương mang vác, vận chuyển, khơng có sự giúp đỡ của chồng.

bỏ hoang, do không có nguồn nước tưới tiêu và chị khơng có thời gian để làm ruộng.

Hỏi: Nguồn nước nhà chị có vấn đề gì khơng?

Trả lời: Trước kia ở căn nhà cũ trong làng, nhà chị dùng nước giếng khoan 50 mét,

khi ra ngoài này ở có đào giếng nhưng chỉ sâu 18 mét, nước khơng tốt nên khơng dùng. Lúc đầu khi chưa có nước cấp thì thồ nước ăn từ nhà bà nội ra dùng, tắm giặt thì lọc nước để dùng. Bản thân chị cảm thấy không tin vào nguồn nước ngầm. Nước ngầm ở ngoài này độc, nước kém dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng hiện tại nhà chị sử dụng nước sạch từ trạm cấp nước từ tháng 3/2013. Trung bình mỗi tháng dùng hết 40 đến 50 nghìn tiền nước. Chị hài lịng với chất lượng nước. Tuy nhiên, do nhà chị ở cuối đường nước nên thỉnh thoảng cũng thấy nước về chậm. Khi nào nhà thiếu nước thì về bà ngoại tắm và phải tiết kiệm nước. Chị cảm thấy nước giếng khoan là thích nhất đó nếu có tiền. Hơn nữa giếng khoan đá1 là thoải mái nhất đủ cho công việc, nước cấp không thoải mái bằng. Hiện nhà chị có một bể chứa một khối, khơng có bể lọc cát và máy lọc RO. Nước uống thì về nhà bà nội lấy nước lọc qua RO. Khoảng 5 ngày lại lấy một bình về uống.

Câu chuyện trên đã cho thấy sự vất của chị Giang nói riêng và của phụ nữ Văn Mơn nói chung. Khi mà gánh nặng kinh tế thường đặt lên vai của những người phụ nữ là chủ hộ khi thiếu đi sự chia sẻ của người chồng. Với hoàn cảnh của những người phụ nữ nghèo như vậy, họ sẽ ít có khả năng ứng phó với áp lực nước và các rủi ro môi trường.

Tóm lại, cả nhóm nam và nữ giới ở Văn Môn chưa chịu tác động nhiều của vấn đề ô nhiễm nước hay thiếu nước sạch nhưng bản thân họ đang từng ngày phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm khơng khí trong làng nghề tái chế nhơm thủ cơng. Do đó, những ảnh hưởng về sức khỏe có thể là tiềm ẩn và sẽ biểu hiện trong tương lai. Nữ giới có mức độ phơi nhiễm với áp lực nước nhiều hơn

1

Giếng khoan đá: hay còn gọi là giếng khoan, là loại giếng được khoan sâu đến các túi nước ngầm dưới móng đá gốc.

do các hoạt động hàng ngày của họ gắn nhiều với nước và sinh kế nông nghiệp của họ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước.

3.2.2. Cách thích ứng của người dân đối với áp lực về nước sạch ở cấp hộ gia đình

Cách thích ứng của các hộ gia đình

Đối mặt với vấn đề nước ơ nhiễm, thiếu nước sạch, ngồi các chương trình, kế hoạch ứng phó của chính quyền địa phương, các hộ gia đình ở Văn Mơn lại có những cách thích ứng với áp lực nước sạch của riêng họ. Trong đó, các nhóm hộ gia đình khác nhau có cách thích ứng khác nhau.

Với nhóm các hộ giàu, thường là các hộ kinh doanh, sản xuất, nhờ có điều kiện kinh tế khá giả, họ đã đầu tư khoan giếng sâu từ 90 - 100 m, với giá trên chục triệu đồng, lắp đặt hệ thống bể lọc cát và máy lọc nước với giá trung bình khoảng 3 triệu đồng. Số hộ giàu chiếm khoảng 30 % tổng số hộ trong xã. Mặc dù cũng được lắp đặt hệ thống nước cấp tại nhà, đa số họ không sử dụng nước cấp từ trạm cấp nước vì họ khơng tin tưởng vào chất lượng nước cấp và cho rằng nước giếng khoan ở độ sâu như vậy là sạch hơn. Mặt khác, theo trưởng thơn Mẫn Xá, có khoảng 20 hộ giàu làm kinh doanh lớn ở thơn Mẫn Xá đều có nhà ở Hà Nội, thị trấn Chờ hoặc thị trần Từ Sơn. Họ chuyển sang sống ở những nơi này và chỉ di chuyển về Văn Môn để quản lý các xưởng sản xuất. Với họ, đây là cách để họ tránh được các tác động từ vấn đề ô nhiễm môi trường.

Với nhóm các hộ trung bình, họ sử dụng ba nguồn nước bao gồm: nước cấp, nước mưa và nước bơm từ giếng khoan sâu 45 - 50 m, sau đó cho qua hệ thống lọc cát và máy lọc nước để sử dụng. Trong đó, số hộ gia đình ở Văn Mơn cịn sử dụng nước mưa rất ít khoảng 10% tổng số hộ. Con số này rơi vào nhóm hộ trung bình vì họ chủ yếu là các hộ người già trong làng. Họ có nhiều kinh nghiệm và thời gian để thu nước mưa. Theo đó, người dân sẽ thu nước mưa từ cơn mưa thứ hai trong mùa mưa và chỉ bắt đầu lấy nước mưa sau 5 – 10 phút kể từ khi cơn mưa bắt đầu. Mặt khác, từ kết quả phỏng vấn hộ cho thấy nhà ở của nhóm hộ giàu và hộ trung bình đều có kết cấu nhà tầng nên giảm được các ảnh hưởng khi ngập lụt xuất hiện.

Trong khi đó, nhóm các hộ nghèo chỉ sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước và chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp. Đa số các hộ nữ giới làm chủ hộ điều thuộc nhóm này. Kết quả phỏng vấn 16/60 hộ, họ cho rằng khơng có khả năng tài chính để có thể đào giếng khoan. Do vậy họ chỉ sử dụng nước cấp và cho qua bể lọc cát được xây dựng thơ sơ. Họ mong muốn khi có điều kiện sẽ đào giếng khoan và mua máy lọc nước về để sử dụng.

Từ các lựa chọn thích ứng theo từng nhóm hộ cho thấy xếp loại theo hiện trạng kinh tế thì cách thích ứng cũng khác nhau. Nhóm hộ giàu và hộ trung bình với điều kiện kinh tế khá giả hơn có nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng nước của họ, trong khi các hộ nghèo có ít lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, sinh kế của hai nhóm hộ này chủ yếu là sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp và có cơng việc ổn định được trả lương nên khi chịu ảnh hưởng của các áp lực nước thì dễ dàng khắc phục hơn. Ngược lại, các hộ nghèo với nguồn sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp dễ chịu thiệt hại trước tác động của các đợt ngập lụt và nguồn nước ô nhiễm.

“Bây giờ nước máy bẩn lắm, có nhiều váng sắt, nên tơi muốn khoan giếng

đá nhưng chưa có tiền. Sau này, tơi sẽ vay ngân hàng và góp tiền để đào giếng. Hiện giờ, nhà tơi cũng chỉ có máy lọc nhỏ để lọc nước thôi”.

(Nguyễn Thị Quý, 37 tuổi, hộ nghèo thôn Quan Độ) Một điều đặc biệt là cả các hộ giàu, trung bình và nghèo đều có lúc sử dụng nước mua từ các hộ bán nước tư nhân trong và ngoài xã. Các hộ này cung cấp nước uống đóng chai và đóng bình. Trong thảo luận nhóm, người dân thống nhất quan điểm rằng: họ sử dụng nguồn nước này làm nước uống và chủ yếu phục vụ cho các ngày lễ như đám cưới, đám ma khi cần sử dụng nhiều nước. Người dân tin tưởng vào chất lượng nước của các hộ này vì cho rằng các hộ sản xuất nước sử dụng công nghệ lọc hiện đại và đảm bảo. Hơn nữa, nguồn nước của gia đình khơng thể cung cấp đủ khi những ngày lễ diễn ra vì hệ thống bể lọc cát của họ cũng không thể đảm bảo cung cấp đủ nước cho sử dụng.

“Ở thôn em, nhiều nhà thường mua nước về ăn vì họ chưa có máy lọc nước.

Ví dụ như: những hộ có hai vợ chồng mới ra ở riêng, do kinh tế hạn hẹp thì chưa mua được cái máy lọc nước RO. Nên người ta mua nước về nấu”.

(Nguyễn Thị Tú, 32 tuổi, Mẫn Xá) Xét về khả năng thích ứng trước các tác động của sự thay đổi môi trường, nhóm hộ nghèo có khả năng thích ứng thấp hơn các hộ giàu và trung bình do sự thiếu thốn về các nguồn lực. Như đã phân tích ở phân trên, nguồn sinh kế của họ không đa dạng và nguồn thu nhập thấp đã giới hạn khả năng lựa chọn cách thích ứng với áp lực nước của họ. Cụ thể về nguồn lực cơ sở vật chất, 60/60 hộ có đường ống cấp nước vào tận nhà và có khoảng 35/60 hộ có giếng khoan. Với đa số các hộ có giếng khoan là các hộ giàu và tập trung ở làng Mẫn Xá. Do ở đây, số hộ tham gia hoạt động sản xuất, tái chế thủ công nhiều hơn làng Quan Độ, nên số hộ có điều kiện sống cao hơn và đầu tư nhiều hơn cho nguồn nước. Số còn lại chủ yếu là các hộ nghèo khơng có giếng khoan. Đối với cơng trình vệ sinh, có 5/16 hộ nghèo chưa có cơng trình vệ sinh, các hộ cịn lại đều có cơng trình vệ sinh cá nhân hợp vệ sinh. Như vậy, việc thiếu các điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề vệ sinh môi trường và sức khỏe của chính các hộ gia đình. Nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn đến thiếu cơ sở vật chất này là do các hộ nghèo hạn chế về nguồn lực tài chính. Như vậy để có thể nâng cao điều kiện vệ sinh, các hộ gia đình nghèo cần có sự tiếp cận đối với các nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngồi.

Đối với việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế hay xây dựng nhà cửa thì các hộ đều có thể vay tiền từ: họ hàng, hàng xóm, hay từ ngân hàng. Nhưng đa số các hộ giàu và trung bình vay vốn từ ngân hàng là chính trong khi đó hộ nghèo thường tiếp cận các nguồn từ họ hàng và người quen. Các hộ nghèo thường khó chứng minh được khả năng hồn trả vốn nên khó được các ngân hàng cho vay. Tuy nhiên theo kết quả thảo luận nhóm cho thấy với các hộ gia đình phụ nữ làm chủ hộ và các hộ nghèo có thể nhận hỗ trợ vay vốn từ hội phụ nữ hoặc ngân hàng chính sách xã hội.

Về nguồn lực xã hội, có 47/60 hộ chưa tìm được sự giúp đỡ từ bạn bè và hàng xóm trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn nước, các hộ còn lại nhận sự giúp đỡ chủ yếu từ họ hàng và hàng xóm như cho vay tiền để xây bể lọc hay đào giếng. Trong 47 hộ đó, đa số hộ có khả năng giải quyết các vấn đề về nước nên chưa tìm sự giúp đỡ từ cộng đồng. Ngoài ra, các hộ được phỏng vấn đều có thành viên gia đình tham gia vào các đồn thể xã hội như: hội phụ nữ hoặc hội cựu chiến binh, hội đồng niên, đoan thành niên. Họ hồn tồn có thể nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức này trong việc ứng phó với vấn đề nước. Từ các hỗ trợ người nghèo, và các hỗ trợ cộng đồng cho thấy mặc dù đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đơ thị hóa nhưng tính cộng đồng thể hiện qua tình làng xóm của người dân Văn Mơn vẫn còn khá đậm nét. Điều này giúp họ nâng cao khả năng ứng phó với những tác động của các thay đổi mơi trường nói riêng và những vấn đề trong cuộc sống nói chung. Như vậy, với những phân tích nêu trên có thể thấy so với nhóm hộ giàu và hộ trung bình, nhóm hộ nghèo do giới hạn về nguồn lực tài chính nên họ có ít lựa chọn hơn để thích ứng với vấn đề ô nhiễm nước và thiếu nước sạch ở địa phương.

Về khả năng thích ứng của nam và nữ giới

Về khả năng thích ứng với áp lực nước sạch thì nam và nữ giới cũng có sự khác nhau, đặc biệt có sự khác biệt đối với nữ giới làm chủ hộ gia đình.

Trong khả năng thích ứng của mình, nhóm nữ giới có lợi thế hơn trong việc nâng cao nhận thức đối với vấn đề môi trường và nước sạch khi tham gia vào các hoạt động của hội phụ nữ thôn và xã. Trong các buổi họp của hội phụ nữ, họ sẽ có cơ hội nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm nước và thiếu nước sạch cho sử dụng. Thông qua phỏng vấn chủ tịch hội phụ nữ xã cho biết hàng năm hội có các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã văn môn, huyện yên phong (Trang 56 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)