Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp từ các nhà máy Nước thải từ cơ sở sản xuất thủ cơng nghiệp tại làng nghề Nước rị rỉ từ các bãi chất thải rắn Ơ nhiễm từ nguồn nơng nghiệp 31/60 8/60 46/60 28/60 19/60 Nguồn: [Kết quả phỏng vấn hộ, 2013]
Theo bảng 3.2 trên, có 46/60 chủ hộ được phỏng vấn cho rằng nguồn ô nhiễm nước ở Văn Môn là từ nước thải của các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp tại làng nghề, và 31/60 người trả lời vấn đề này bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt. Do có tỉ lệ người lựa chọn cao hơn, hai nguồn này có thể được coi là các nguồn chính dẫn đến ơ nhiễm nước ở Văn Mơn. Khơng thể phủ nhận khi hai nguồn nay là có lưu lượng thải thường xuyên và lớn nhất. Mặt khác, các bãi chứa chất thải rắn ở mỗi thôn cũng là nguồn ô nhiễm không kém với 28/60 người lựa chọn (xem bảng 3.2). Thực vậy, chúng đều quá tải và không được che chắn, nằm ngay trên các cánh đồng, từ đó nước rỉ rác ngấm qua đất và bị nước mưa rửa trôi xuống ruộng lúa làm ô nhiễm nước tưới tiêu. Ngồi ra, với nguồn ơ nhiễm từ nông nghiệp, những người được phỏng vấn cho rằng nguồn này bao gồm thuốc trừ sâu và nước thải từ các trang trại chăn ni nơng nghiệp. Thơng qua thảo luận nhóm, người dân Quan Độ cũng khẳng định hai trang trại chăn nuôi trong thôn xả nước thải và gây ô nhiễm con kênh tiếp nhận. Con kênh này hiện tại có màu đen ngịm, mùi khó chịu. Kênh này cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thôn và là kênh dẫn nước tưới nông nghiệp, nên mỗi lần người dân tiến hành bơm lấy nước điều có hiện tượng nước sủi bọt và màu đen. Chất lượng nước như vậy sẽ có những tác động tiềm tàng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Theo ơng Hịa, cán bộ mơi trường xã, ngồi những nguồn xả thải trực tiếp này thì ơ nhiễm nước cịn bắt nguồn từ ơ nhiễm khơng khí. Tại thơn Mẫn Xá, nơi có số lượng hộ nấu nhơm nhiều nhất xã, khơng khí ln vẩn khói bụi và mùi khó khịu
từ các lị nấu nhơm thải ra. Khói bụi rơi xuống, bám nhiều trên các mái nhà, lá cây, và khi mưa xuống chúng sẽ bị cuốn trôi xuống nguồn nước mặt gây vẩn đục và suy giảm chất lượng nước. Tuy nhiên, thực tế người dân Văn Môn đã tiến hành sản xuất tái chế kim loại từ cách đây hơn hai thập kỷ, và lúc đó nguồn nước vẫn chưa bị ô nhiễm. Như vậy, ô nhiễm phát sinh hiện nay phải là do sự gia tăng nguồn ô nhiễm, mà bắt nguồn từ áp lực của sự gia tăng dân số và nhu cầu kinh tế tăng lên nên số lượng hộ tham gia sản xuất ngày càng nhiều hơn và phát triển với quy mô lớn hơn. Từ đó lượng chất thải cũng tăng lên. Thực tế, khoa học môi trường đã chỉ ra rằng mơi trường có khả năng tự làm sạch, khi nguồn thải phát sinh vượt quá ngưỡng chịu tải của môi trường, hay cụ thể là khả năng tự làm sạch của các nguồn nước, thì ơ nhiễm sẽ phát sinh. Như vậy, áp lực về gia tăng dân số và phát triển sản xuất là những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm, do nguồn thải vượt quá ngưỡng chịu tải của môi trường và làm tăng sự phơi nhiễm của người dân đối với các vấn đề này. Mặc khác, việc thiếu các hệ thống xử lý chất thải của các hộ sản xuất và kinh doanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự ơ nhiễm nước nói riêng và ơ nhiễm mơi trường nói chung. Hầu hết các hộ gia đình sản xuất thủ công nghiệp tái chế ở Văn Mơn khơng có các biện pháp nào để xử lý nước thải, khí thải trước khi xả ra mơi trường. Hiện tại, chính quyền địa phương cũng chưa có giải pháp nào để giảm thiểu ơ nhiễm môi trường. Mặc dù vấn đề này là mối quan tâm của người dân, nhưng những hành động thực sự để giảm ơ nhiễm là chưa có kể cả từ chính quyền và người dân.
Khơng chỉ lo lắng về vấn đề ô nhiễm nước mặt, người dân trong các cuộc thảo luận nhóm, cũng như phỏng vấn hộ cho thấy mối lo ngại của họ về chất lượng nước ngầm, nguồn nước mà họ đã trực tiếp sử dụng trong nhiều năm qua.
“Khoảng 20 năm về trước có tới 95 % các hộ gia đình sử dụng giếng đào với độ sâu chỉ
10 - 20 m. Nhưng trong 10 năm gần đây họ đã chuyển sang sử dụng giếng khoan có độ sâu trung bình 40 - 50 m. Nguyên nhân họ chuyển sang sử dụng giếng khoan là do họ đã nhận thấy chất lượng nước giếng đào đã suy giảm và không đảm bảo cho sử dụng”.
Điều này có thể lý giải: khi hoạt động xả thải của con người gia tăng trên mặt đất, chất ô nhiễm ngấm vào đất cũng tăng lên, từ đó làm ô nhiễm nước ngầm tầng nơng. Thực tế, trong q trình phỏng vấn, các chủ hộ được hỏi việc họ đánh giá như thế nào về mức độ an toàn của nguồn nước ngầm ở địa phương, trên 2/3 người được hỏi trả lời khơng an tồn. Kết quả này khá tương quan với kết quả từ thảo luận nhóm. Những người phụ nữ trong thảo luận nhóm đều cho rằng họ lo sợ những chất ô nhiễm trên mặt đất sẽ ngấm xuống tầng nước ngầm. Nhìn chung người dân địa phương điều có sự lo lắng về chất lượng nguồn nước ngầm. Một minh chứng khác đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm thông qua kết quả phân tích nguồn nước giếng khoan của một số hộ ở Mẫn Xá và Quan Độ của dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ngoại ơ Đơng Nam Á” cho thấy đa số các mẫu ô nhiễm Amoni và 3/9 mẫu ở Mẫn Xá bị ô nhiễm chì (Pb) (xem phụ lục 6). Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy tầng nước ngầm tầng sâu (sâu hơn 50 m) tại xã Văn Mơn có hàm lượng Amoni cao hơn TCCP (0,1mg/l) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT [Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, 2013]. Như vậy, chất lượng nguồn nước ngầm ở Văn Môn là chưa đảm bảo, một số giếng nước ngầm bị nhiễm amoni và kim loại nặng Pb. Nếu khơng có biện pháp xử lý phù hợp, chúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nơi đây khi họ phơi nhiễm với nguồn nước này.
Như vậy, vấn đề ô nhiễm nước là một trong những áp lực mà người dân làng nghề Văn Môn đang phải đối mặt. Ô nhiễm nước đã giới hạn khả năng sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm tầng nông của người dân địa phương. Từ đó làm tăng thêm sự thiếu nước sạch khi dân số ngày càng gia tăng.
Vấn đề thiếu nước sạch
Ô nhiễm nước là một nguyên nhân gây ra thiếu nước sạch. Vấn đề thiếu nước sạch đã dẫn đến sự chuyển đổi sử dụng nguồn nước của người dân Văn Môn. Như đã nêu ở trên, người dân ở Mẫn Xá và Quan Độ đã dần chuyển sang sử dụng giếng khoan với độ sâu lớn hơn và nước sạch từ các trạm cấp nước trong xã.
Tuy nhiên, nguồn nước ngầm dường như cũng đã giảm sút. Thực tế, qua thảo luận nhóm, người dân của cả hai thôn cho rằng mực nước trong các giếng đều đã giảm đi so với trước đây, đặc biệt là trong mùa khô.
“Mực nước trong các giếng ở làng tôi hiện nay thấp hơn 20 cm so với hơn
chục năm về trước. Lúc đó nhiều nhà chỉ cần đào giếng đất sâu chừng 20 m là đã có nước sạch rồi, nhưng giờ phải khoan giếng sâu tới 80 - 100 m mới có nước sạch để dùng cho nấu ăn và dùng hàng ngày”.
(Ơng Phạm Văn Hùng, trưởng thơn Quan Độ) Tại thơn Mẫn Xá, người dân đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt về mực nước trong các giếng vào thời điểm tết nguyên đán năm 2013. Trong thời gian cao điểm này, khi mà nhu cầu sử dụng nhiều nước cho nấu nướng và cọ rửa sân nhà tăng lên, nhiều hộ gia đình trong thơn đã thiếu nước sử dụng. Họ phải đợi cho mức nước hồi lại, mới có nước để sử dụng, điều này trước đây 15 năm chưa bao giờ xảy ra. Như vậy, thông qua các thông tin này cho thấy sự thiếu nước sạch đã xảy ra vào một số thời điểm ở Văn Mơn. Vấn đề này có thể là do lượng nước ngầm đã giảm sút theo đánh giá của người dân, hay do nhu cầu sử dụng tăng lên và ô nhiễm nước. Nước ngầm giảm sút một mặt cũng có thể lý giải do q trình đơ thị hóa đi kèm với tăng sự bê tơng hóa làm giảm tính thấm của nước mưa chảy tràn, nạp nước ngầm từ đó cũng giảm đi.
Hiện nay, người dân Văn Môn đã được tiếp cận với nước sạch từ hai trạm cấp nước thôn Quan Độ và thôn Phù Xá. Hai trạm cấp nước này được xây dựng từ nguồn vốn của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Với trạm cấp nước thôn Quan Độ được xây dựng từ năm 2006 và đi vào hoạt động năm 2007, cấp nước cho riêng thơn này, trong khi đó trạm cấp nước thơn Phù Xá được xây dựng năm 2011 và đi vào hoạt động năm 2013 cấp nước cho 4 thơn cịn lại trong đó có Mẫn Xá. Nhờ có hai trạm cấp nước này mà người dân Văn Môn phần nào được tiếp cận với nước sạch. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hai nguồn nước này lại cho thấy nhiều bất cập về quản lý và giám sát. Nội dung này sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo. Hai trạm cấp nước này cũng khai thác nguồn nước ngầm tại địa phương để
phục vụ cho người dân Văn Môn. Như vậy, với số dân gia tăng tập trung cho sản xuất, nhu cầu sử dụng nước tăng lên. Việc khai thác nhiều nguồn nước ngầm từ hai trạm cấp nước và giếng khoan các hộ dân có thể là một lý giải khác cho lượng nước ngầm giảm sút. Khi số lượng hố khoan tăng lên và khai thác nước quá mức nguồn nước sẽ là đường dẫn làm gia tăng rị rỉ chất ơ nhiễm từ mặt đất xuống nước ngầm. Đây có thể là một lý giải cho vấn đề ô nhiễm amoni trong nguồn nước ngầm ở Văn Môn như đã đề cập ở phần trước. Vì amoni thường có nguồn gốc từ chất thải của con người và sinh vật. Sau đó nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm lại làm gia tăng sự thiếu nước sạch cho người dân sử dụng. Đó là một vịng luổn cuổn của ơ nhiễm và thiếu nước. Như vậy, sự khan hiếm nước sạch sẽ là thách thức mà người dân nơi đây phải đối mặt trong tương lai gần.
3.1.2. Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng đến áp lực về nước
Kết quả thu thập từ tài liệu thứ cấp, điều tra thực địa thơng qua thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn người cung cấp thơng tin cho thấy khí hậu đã có nhiều thay đổi trong những thập kỷ gần đây. Đặc biệt là sự thay đổi về nhiệt độ, tần suất mưa và lượng mưa.
Số liệu thu được từ trạm khí tượng Láng trong vịng 30 năm từ năm 1983 đến 2013 đã cho thấy nhiệt độ ở Văn Mơn nói riêng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung đang có xu hướng tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Kết quả về nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn này được trình bày trong Phụ lục số 1 và được biểu diễn trong Bảng 3.3. Bảng này cho thấy mức chênh nhiệt độ thời kỳ 1983-1992 với thời kỳ 2004-2013 là 0,7oC. Như vậy, thập kỷ gần đây nhất có nhiệt độ cao hơn thập kỷ đầu của thời gian nghiên cứu là 0,7 oC . Con số này cho thấy nhiệt độ trung bình năm tại khu vực nghiên cứu đã tăng lên trong những thập kỷ lên gần đây. Khi nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng tới sự bốc hơi nước, đặc biệt những ngày nắng nóng có nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người dân nơi đây do hình thành hiệu ứng đảo nhiệt trong những khu vực đơ thị hóa. Mặt khác, nếu hạn hán diễn ra, nhiệt độ duy trì ở mức cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khơ hạn.