CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA
1.5. Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngàn hở vùng bờ
Đới bờ nói chung và vùng bờ nói riêng được đặc trưng bởi tính đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, nên nó chứa đựng tiềm năng phát triển đa ngành. Nghĩa là vùng bờ không phải là đối tượng khai thác, sử dụng và sở hữu của một ngành nào, mà là của nhiều ngành. Chính vì vậy, ở đây thường xuyên xảy ra các mâu thuẫn lợi ích trong bối cảnh sử dụng đa ngành tài nguyên đới bờ.
Trên thế giới đã có nhiều văn liệu đề cập đến mâu thuẫn lợi ích và xung đột mơi trường và ở Việt Nam từ năm 2000 vấn đề này cũng đã được bàn luận. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tơi trình bày khái qt về quan niệm, phân loại các kiểu loại và giải pháp xử lý mâu thuẫn lợi ích và xung đột mơi trường.
1.5.1 Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích
Trong sử dụng đa ngành tài nguyên vùng bờ, mâu thuẫn lợi ích được hiểu là những tranh chấp lợi ích phát triển giữa các ngành, cũng như những thiệt hại do ngành này, lĩnh vực này gây ra cho ngành khác và lĩnh vực khác, chủ yếu là những thiệt hại về mặt môi trường và tài nguyên.
1.5.2 Các kiểu mâu thuẫn lợi ích
a) Mâu thuẫn lợi ích có thể xảy ra theo các hình thức khác nhau như: tranh chấp khơng gian (thường ở nơi mà vị thế trở thành dạng tài nguyên đặc biệt có giá
trị); tranh chấp tài nguyên (ở một khu bờ hoặc trong không gian một hệ sinh thái);
tranh chấp đầu tư (khi sức hút đầu tư vào lĩnh vực này làm giảm nhẹ lĩnh vực khác)
và tranh chấp môi trường (do tác động môi trường tiêu cực của ngành này gây thiệt hại cho ngành khác).
b) Mâu thuẫn lợi ích cũng xảy ra theo các tương quan khác nhau như: mâu thuẫn một chiều (ngành này gây thiệt hại cho ngành kia và khơng có phản ứng
ngược); mâu thuẫn hai chiều (cả hai gây thiệt hại cho nhau) và mâu thuẫn nhiều chiều (một ngành chịu thiệt hại do nhiều ngành gây ra và ngược lại).
c) Mâu thuẫn lợi ích cũng xảy ra ở qui mô thời gian và mức độ khác nhau
như: mâu thuẫn tạm thời (hậu quả tranh chấp không lâu dài, qui mô hẹp); mâu thuẫn lâu dài (hậu quả tranh chấp lâu dài, qui mô lớn hơn); mâu thuẫn đối kháng
(gây thiệt hại lớn, khó có thể dung hồ) và xung đột lợi ích (xẩy ra khi mâu thuẫn đối kháng ở mức gay gắt nhất).
d) Mâu thuẫn lợi ích theo mối quan hệ ngành/lĩnh vực như: mâu thuẫn nội ngành (tranh chấp lợi ích do các hoạt động trong cùng một ngành gây ra, có chung
một chủ thể quản lý); mâu thuẫn giữa các ngành (khác chủ thể quản lý, phức tạp
hơn); mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng (tư tưởng tư hữu với công hữu); mâu
thuẫn giữa các cấp (giữa các chủ thể quản lý có quyền lực khác nhau); mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng (đây là hai mặt của
một vấn đề nhưng luôn mâu thuẫn về chiến lược và sách lược); và mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế (sức ép từ hoạt động phát triển và bảo vệ
môi trường cực đoan).
1.5.3. Tranh chấp và xung đột môi trường
1.5.3.1 Tranh chấp mơi trường
Tranh chấp mơi trường là một hình thức của mâu thuẫn lợi ích, xẩy ra do tác động môi trường tiêu cực của ngành này gây thiệt hại cho ngành khác trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tranh chấp môi trường là một dạng sơ khởi, bộc lộ công khai của xung đột môi trường. Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan, một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường vùng bờ biển. Vì các hệ thống tài nguyên vùng bờ là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là “vơ hạn”, và q trình khai thác tài nguyên đã (không thể tránh khỏi) gây ra những tổn thương môi trường.
1.5.3.2 Xung đột môi trường
Blackburn và Bruce (năm 1995) cho rằng xung đột môi trường xuất hiện “…khi một hay nhiều bên liên quan đến một quá trình ra quyết định bất đồng về một hành động có tiềm năng gây ra tác động tới mơi trường”. Susskind (năm 1998) nói đến những xung đột mơi trường như “…những bất đồng giữa các bên liên quan (stakeholders) trong phạm vi tranh chấp cơng có liên quan đến chất lượng môi trường hay quản lý tài nguyên thiên nhiên” [9].
Như trên đã nói, tranh chấp mơi trường là “dấu hiệu khởi đầu”, còn xung đột mơi trường cũng là một dạng xung đột lợi ích ở mức đối kháng gay gắt nhất, gây thiệt hại lớn, khó có thể dung hồ. Rõ ràng, xung đột môi trường không phải là một
loại mâu thuẫn duy nhất, mà là một trong những kiểu loại mâu thuẫn lợi ích và theo mức độ mâu thuẫn nó xẩy ra khi mâu thuẫn đối kháng ở mức gay gắt nhất. Hay nói cách khác, các kiểu loại mâu thuẫn lợi ích khơng thể “quy nạp” tất cả về xung đột môi trường. Xung đột môi trường được xác định từ các kiểu loại mâu thuẫn lợi ích theo mức độ và nó là loại mâu thuẫn có mức độ tác động gay gắt nhất, có nguyên nhân phức tạp nhất và cách giải quyết cũng khó khăn nhất.
Theo các định nghĩa trên chúng ta hiểu mâu thuẫn lợi ích bao gồm mâu thuẫn lợi ích về kinh tế và mâu thuẫn mơi trường (thậm chí xung đột).