ra vào cảng Lạch Bạng gây ra [5].
STT Thơng số Tỷ lệ (%) %Trung bình Tấn/năm
1 CO2 1- 10 5 12,76 2 CO 0.01- 0.5 0,3 0,76 3 NOx 0,0002- 0,5 0,4 1,02 4 CmHn 0,009- 0,5 0,3 0,76 5 R- CHO 0,001- 0,009 0,005 0,01 6 Muội than 0,01 – 1 0,06 15,31
Theo điều tra thực tế, cứ 01DWT đi trong một tiếng hết khoảng 0,1 lít dầu. Trung bình tàu ra vào cảng có tải trọng 25.000 DWT cũng đi trong một tiếng tàu ra khỏi vùng biển huyện Tĩnh Gia. Tổng số lượt tàu vào 2.420 lượt, vậy tổng tàu ra vào 2.420 x 2 = 4.840 lượt tương đương với 121.000.000 DWT. Tiêu hao hết 12.100.000 lít dầu quy sang kilogram bằng 10.406.000 kg dầu.
Bảng 3.15: Tải lượng các chất gây ơ nhiễm khơng khí do tàu trở hàng
ra vào cảng Nghi Sơn [5]
STT Thơng số Tỷ lệ (%) %Trung bình tấn/năm
1 CO2 1- 10 5 520,3 2 CO 0,01- 0,5 0,3 31,22 3 NOx 0,0002- 0,5 0,4 41,62 4 CmHn 0,009- 0,5 0,3 31,22 5 R- CHO 0,001- 0,009 0,005 0,52 6 Muội than 0,01 – 1 0,06 6,24
Phát thải từ hoạt động tàu thuyền ảnh hưởng đến môi trường khu vực chủ yếu trong khoảng thời gian các phương tiện cập bến bốc xếp hàng. Theo tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy, từ năm 2009 – 2011lượng hàng hóa tăng lên hàng năm với tốc độ năm 2010 so với 2009 tăng lên 118%, năm 2011 so với năm 2009 tăng lên 161%. Lượng hàng hóa tăng lên hàng năm lượng thuyền, tàu chở hàng ra vào cảng tăng lên, nguy cơ gây ô nhiễm tăng lên [3].
Ngồi việc có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí và chất lượng nước ven biển, các hoạt động giao thơng vận tải cịn có nguy cơ gây mâu thuẫn với các ngành khác, như: hoạt động du lịch, nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Nguyên nhân phát sinh những mâu thuẫn nêu trên là do việc phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các khu cơng nghiệp, trong đó phải kể đến các cơng trình giao thơng như đường, cầu, cống, xây dựng cảng,…đã cạnh tranh không gian phát triển đối với các ngành nêu trên. Mặt khác, trong q trình xây dựng các cơng trình giao thơng, các loại tài ngun khác như rừng ngập mặn bị phá hủy, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và điều kiện sinh thái khu vực, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, giảm sức hút đối với hoạt động du lịch trong khu vực.
Hình 3.12: Mâu thuẫn giữa hoạt động giao thơng vận tải với các ngành khác trong
sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia
3.1.6 Mâu thuẫn giữa du lịch với ngành khác
a) Mâu thuẫn giữa nội bộ hoạt động du lịch; giữa hoạt động du lịch với các hoạt động bảo tồn tài nguyên và sinh thái
Phần lớn huyện Tĩnh Gia nằm ở phía đơng Quốc lộ 1A, có 42 km bờ biển, có rừng, núi non, đồng bằng với hệ thống hồ đập, hang động mỹ lệ và kênh Nhà Lê, kênh Xước cùng đổ ra biển. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho cả đường bộ, đường biển, đường thủy và đường khơng. Phía dưới là biển, đảo, bên trên là núi non, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Như đã trình bầy ở chương I, năm 2010 Tĩnh Gia thu hút được 88.000 lượt khách, đến năm 2011 khoảng 97.000 khách. Từ số lượng khách trên có thể tính tốn tải lượng các chất ô nhiễm.
Mâu thuẫn với bảo vệ tài
nguyên
Xung đột với nuôi trồng thủy
hải sản Mâu thuẫn với
nhóm du lịch và dịch vụ
Suy giảm diện tích các hệ sinh thái ven biển dẫn đến suy giảm nguồn
lợi thủy hải sản
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí và mơi trường nước biển
Cường hoá tai biến tự nhiên Cạnh tranh không gian, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên
Xung đột với hoạt động nông nghiệp
Bảng 3.16: Khối lượng chất ô nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường nước [16].
STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
1 BOD5 45 – 54 2 COD (Dicromate) 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 – 4,8 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 Từ đây, có thể tính tải lượng các chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.17: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [16].
STT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (tấn/năm)
Năm 2010 Năm 2011 1 BOD5 3,9 – 4,7 4,3 -5,2 2 COD (Dicromate) 6,3 – 8,9 6,9 – 9,8 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 6,1 – 12,7 6,7 - 14 4 Dầu mỡ 0,8 – 2,6 0,9 – 2,9 5 Tổng Nitơ 0,5 – 1,0 0,5 – 1,1 6 Amôni 0,2 – 0,4 0,2 – 0,4 7 Tổng Phốt pho 0,07 – 0,3 0,08 – 0,3 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 9,3.106 – 9,5.106 102.105–105.105 Trên cơ sở lượng nước khách du lịch sử dụng hàng năm; nhu cầu nước sử dụng cho sinh hoạt được tính trên cơ sở TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và cơng trình-Tiêu chuẩn thiết kế; nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho khách du lịch (áp dụng định mức 100l/người/ngày đêm). Với số lượng khách du lịch như nói trên, ước lượng rác mỗi ngày một khách thải ra khoảng 1,5kg/ngày đêm.
Bảng 3.18: Lượng rác khách du lịch thải hàng năm ở huyện Tĩnh Gia [4].
Năm 2010 2011
Tổng nước thải 8.800 m3/năm 9.700 m3/năm
Từ bảng 3.18 có thể nhận thấy, cùng với sự gia tăng lượng khách du lịch qua mỗi năm sẽ kéo theo sự gia tăng không nhỏ về tải lượng ơ nhiễm do khách du lịch thải ra. Ngồi chất thải sinh hoạt từ khách du lịch, kéo theo cịn có chất thải từ các phương tiện, loại hình dịch vụ đi kèm để phục vụ cho hoạt động du lịch như tàu thuyền du lịch, bến bãi, khách sạn, nhà hàng cũng tăng mạnh. Hầu hết chất thải sinh hoạt, rác thải, thực phẩm dư thừa và dầu thải từ các nhà hàng, khách sạn, tàu thuyền phục vụ du lịch đều được xả thẳng ra biển, không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bản thân ý thức của khách du lịch còn hạn chế, đặc biệt là khách trong nước vứt vỏ chai, lọ, túi nilon trực tiếp xuống biển. Điều này gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tác động ngược trở lại đến sức hút du lịch của huyện Tĩnh Gia.
b) Mâu thuẫn lợi ích giữa hoạt động du lịch và các ngành khác
Hoạt động du lịch ở huyện Tĩnh Gia diễn ra chủ yếu ở dải ven biển với những bãi tắm dài và rất đẹp từ Hải Châu đến Hải Hòa và khu du lịch sinh thái rừng và các hồ tự nhiên. Ngoài ra, dải ven biển cịn có điều kiện thuận lợi đối với phát triển nông lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, những vùng thuận lợi cho phát triển du lịch cũng là những vùng thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề khác. Khi các cụm du lịch phát triển nhanh hơn tốc độ quy hoạch của huyện sẽ dẫn đến những mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành.
Việc xả thải trực tiếp chất thải sinh hoạt ra vùng nước ven vịnh làm ô nhiễm nguồn nước như đã được phân tích ở trên cũng làm ảnh hưởng đến các bè cá lồng được xây dựng trên vùng nước ven vịnh Nghi Sơn. Nó có thể là nguồn dịch bệnh ảnh hưởng đến sản lượng và khả năng tăng trưởng của cá, tôm.
Theo quyết định số 533/QĐ-UBND huyện Tĩnh Gia về việc ban hành Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015. Theo quy hoạch du lịch biển đảo, khoảng 400ha từ Hải Châu đến Hải Hịa tới biển Hải Bình kết hợp với Du lịch đảo Mê và các loại hình du lịch từ đơn giản như nghỉ mát, tắm biển đến tham quan sinh thái, sinh vật biển, văn hóa, lịch sử và tâm linh. Vùng du lịch sinh thái rừng hồ khoảng 250ha, được khai thác một
cách hạn chế ở khu vực hạ lưu với các hồ lớn nhiều tiềm năng như hồ Yên Mỹ, hồ Đồng Chùa…và các hồ nhỏ.
Ngoài ra, đã thúc đẩy khai thác tận thu các nguồn thủy hải sản ven biển để phục vụ nhu cầu khách du lịch quanh năm về các loại hải sản tươi sống. Đây là một tác động gián tiếp, làm gia tăng mâu thuẫn trong nội bộ ngành khai thác thủy hải sản và giữa ngành khai thác thủy hải sản đối với việc bảo tồn các hệ sinh thái ven biển, môi trường biển và các nhóm ngành khác.
Việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch một cách “chóng mặt” cũng cạnh tranh về khơng gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản bằng đầm. Hoạt động nông nghiệp sẽ mất đất canh tác của cộng đồng dân cư vùng quy hoạch. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ người dân vốn nghề truyền thống làm nơng sau đó chuyển đổi sang làm dịch vụ du lịch, làm thay đổi cán cân lao động, ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động nơng nghiệp và ni trồng thủy hải sản.
Hình 3.13: Mâu thuẫn giữa hoạt động du lịch với các ngành khác trong sử dụng
vùng ven biển huyện Tĩnh Gia
Du lịch Mâu thuẫn với đánh bắt thuỷ sản Mâu thuẫn với nuôi trồng thuỷ sản Mâu thuẫn với nông nghiệp Mâu thuẫn với cộng đồng bản địa Xây dựng cơ sở hạ tầng Ơ nhiễm mơi trường biển Quy hoạch vùng hoạt động du lịch Thu hút đầu tư vào các dự án Khai thác nguồn nước ngầm quá mức Thay đổi cán cân lao động
3.2 Dự báo mâu thuẫn lợi ích trong phát triển huyện Tĩnh Gia
3.2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
a) Phát triển đô thị công nghiệp
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã xác định, xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành trọng điểm kinh tế của tỉnh và khu vực; trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước xây dựng huyện Tĩnh Gia thành đô thị công nghiệp; xây dựng quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Hai dự án quan trọng là dự án Khu liên hợp lọc hóa dầu và Trung tâm nhiệt điện. Tập trung cao nhất mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm đã được cấp phép đầu tư; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự án có cơng nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
Hiện nay, chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý KKT chỉ đơn thuần trong các lĩnh vực về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, phạm vi KKT khơng chỉ có các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh như KCN mà còn bao gồm nhiều khu chức năng khác nhau và cả khu dân cư sinh sống nên có nhiều vấn đề xã hội khác nảy sinh như an ninh trật tự, môi trường, sinh thái, an sinh xã hội,... lại do các cấp chính quyền địa phương quản lý. Hai nhóm vấn đề trên trong địa phận KKT lại ảnh hưởng trực tiếp đến nhau nên có nhiều trường hợp xảy ra không được giải quyết thấu đáo do khơng có sự rõ ràng trong thẩm quyền giải quyết giữa các cơ quan.
b) Quy hoạch phát triển du lịch đến 2015
Huyện Tĩnh Gia là một trong những mũi nhọn về phát triển du lịch của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Các khu du lịch, các loại hình du lịch chính như vùng du lịch biển đảo khoảng 400 ha. Từ Hải Châu đến Hải Hịa tới biển Hải Bình liên kết chặt chẽ với du lịch đảo Mê và các loại hình du lịch từ đơn giản như nghỉ mát, tắm biển (tương lai tới các loại hình du lịch cao cấp, Casino, lặn biển, thể thao mạo hiểm dưới biển,…) đến thăm quan sinh thái, sinh vật biển, văn hóa lịch sử và tâm linh.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 doanh thu đạt 152 tỷ đồng, lượng khách du đạt 245.000 lượt khách. Trong đó, lượng khách du lịch nội địa đạt 240.000 lượt, khách quốc tế đạt 5000 lượt. Số lượng khách sạn: 01 khách sạn 3 sao, 07 khách sạn 2 sao, 08 khách sạn 1 sao và 30 nhà nghỉ. Số lượng phòng khoảng 1.180 phòng, đạt tiêu chuẩn 3 sao là 200 phòng, phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao 370 phòng, phòng đạt tiêu chuẩn 1 sao 160 phòng, phòng đạt tiêu chuẩn nhà nghỉ là 450 phịng, có khoảng 500 lao động du lịch.
c) Quy hoạch phát triển thủy sản đến 2020
Huyện Tĩnh Gia tập trung huy động các nguồn lực, phát triển tồn diện cả khai thác, ni trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu nuôi trồng thủy sản, xây dựng và nhân rộng mơ hình ni hiệu quả, bền vững. Phát triển nhanh đánh bắt xa bờ gắn với nâng cấp chuyển đổi nghề, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác, ni trồng có giá trị kinh tế cao. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch. Mở rộng nuôi cá lồng khu vực đảo Mê, phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh ở khu vực nước lợ và nước mặn.
3.2.2 Dự báo mâu thuẫn trong quá trình phát triển
Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập từ năm 2006 đến nay trong quá trình hình thành và phát triển đã xảy ra nhiều mâu thuẫn và xung đột, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân và có nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Vào năm 2009 cơng tác giải phóng mặt bằng gây nhiều bức xúc cho người dân. Người dân bị nhà nước thu hồi đất, chưa đồng tình thống nhất với mức đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng. Nên người dân không nhận tiền bồi thường, không bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Đến thời hạn quy định phải bàn giao đất nhưng người sử dụng đất vẫn không bàn giao, UBND huyện Tĩnh Gia đã ra quyết định cưỡng chế việc thu hồi đất. Khi thực hiện quyết định cưỡng chế người dân đã ra cản trở dẫn đến việc lực lượng đảm bảo thực hiện việc cưỡng chế (công an huyện Tĩnh Gia) có xơ xát với người dân. Hậu quả là một người dân thiệt mạng.
Cơng tác giải phóng mặt bằng xong đến công tác san lấp mặt bằng khu vực lọc hóa dầu, mỗi ngày có khoảng hơn 300 chiếc xe tải trở đất cát từ các nơi vào san
lấp chạy liên tục cả ngày và đêm. Gây bụi mù bán kính khoảng 2 km ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân hai bên đường và các xã lân cận. Người dân tập trung yêu cầu đơn vị thực hiện san lấp phải phun nước xuống đường để giảm thiểu bụi nhưng không được đáp ứng.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia đến năm 2020 tác giả đưa ra dự báo trong tương lai những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển:
Đến năm 2020 nhà máy lọc hóa dầu, hai nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động, thải các loại chất thải ra môi trường như xỉ tro là một chất thải rắn đặc trưng của nhà máy nhiệt điện than, bụi và các khí thải độc hại khác.
Nhà máy lọc hóa dầu đi vào họa động thải ra các loại chất thải nhiễm dầu, thùng chứa và thùng dính dầu; chất thải phịng thí nghiệm và chất thải y tế, chất thải phóng xạ, đặc biệt là nguy cơ xảy ra các sự cố tràn dầu trên địa bàn huyện.
Sự gia tăng dân số trên địa bàn huyện sẽ làm tăng lượng rác và nước thải sinh hoạt lên khoảng 1,5 lần vào năm 2020;
Hoạt động du lịch sẽ làm tăng lượng chất thải sinh hoạt từ khách du lịch khoảng 1,2 lần vào năm 2015 và khoảng 3 lần vào năm 2020;
Nuôi trồng thủy sản trong đầm nước lợ, mặn sẽ làm tăng mạnh lượng chất thải hữu cơ.
Khi quy hoạch phát triển trú trọng đầu tư vào du lịch, công nghiệp sẽ làm