giữa nuôi trồng thủy sản và du lịch
d) Xung đột cộng đồng
Mâu thuẫn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là xung đột cộng đồng. Các mâu thuẫn này khi xảy thì rất khó khắc phục, làm cho xã hội mất ổn định. Mâu thuẫn này phát sinh trong quá trình sử dụng các cồn cát ven biển giữa nhóm người nghèo và nhóm người giàu. Cư dân các xã ven biển huyện Tĩnh Gia đều là những nơng dân và ngư dân nghèo, có trình độ dân trí khơng cao. Trước lợi ích của việc ni tơm họ
Rừng ngập mặn bị phá hủy
Nuôi trồng thủy sản
Đắp đầm nuôi tôm
Xây dựng kênh dẫn nước phục vụ nuôi tôm
Sử dụng thức ăn nuôi tơm; phân bón, hóa chất
rửa đầm ni tơm
Cường hóa tai biến Mơi trường bị ơ nhiễm Mặt bằng, cảnh quan bị phá hủy Suy giảm sức thuhút của du lịch Mâu thuẫn với du lịch
đã nhanh chóng chuyển tất cả diện tích đất nơng nghiệp ven biển thành các ao nuôi. Tuy nhiên các đầm nuôi cần đầu tư một lượng vốn rất lớn, nhất là vốn để bơm nước, xử lý ao nuôi, mua con giống. Các đầm nuôi này sau một hoặc hai vụ nuôi trồng sẽ suy thối trong khi người dân khơng đủ vốn đầu tư để canh tác tiếp. Họ buộc phải bán các đầm ni cho những người có vốn lớn hơn (những người này phần lớn là những người từ nơi khác đến, kể cả vốn đầu tư của người nước ngồi).
Mâu thuẫn lợi ích giữa ni trồng thủy hải sản với các hoạt động khác và nguyên nhân của những mâu thuẫn đó ta có lược đồ sau (Hình 3.5).
Hình 3.5: Mâu thuẫn giữa nuôi trồng thuỷ sản với các ngành khác trong quá trình
sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia
3.1.3. Mâu thuẫn lợi ích giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với các ngành khác a) Mâu thuẫn lợi ích nội ngành trong sản xuất nơng nghiệp
Theo thống kê của Phịng Nơng nghiệp huyện Tĩnh Gia, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hàng năm được giới thiệu ở bảng 3.8.
Suy giảm diện tích RNM, suy giảm nguồn lợi thủy hải sản Ơ nhiễm mơi trƣờng Cạnh tranh diện tích đất canh tác Thu hút đầu tư vào các dự án Khai thác nguồn nước ngầm quá mức Cường hoá tai biến tự nhiên Ni trồng thuỷ sản Mâu thuẫn với nhóm bảo vệ tài nguyên Xung đột với cộng đồng bản địa Mâu thuẫn với nhóm nơng nghiệp Mâu thuẫn với nhóm du lịch
Mâu thuẫn với nhóm khai thác thủy hải
Bảng 3.8: Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm
sử dụng trong huyện Tĩnh Gia [13]
STT Loại Đơn vị (Tấn/năm)
1 Phân đạm 3087,9 2 Phân lân 5210,58 3 Kaliclorua 1318,22 4 Phân chuồng 175463,45 5 Thuốc bảo vệ thực vật 73,58 6 Phân NPK 509,35 7 Vôi bột 1998,44
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nơng hố ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50% tuỳ theo chất đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón [1]. Đồng thời khi phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất [10]. Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các yếu tố lý hóa. Tuy nhiên, trong đất tốc độ phân giải thuốc chậm nên thuốc tồn trong đất với hàm lượng lớn, nhất là ở đất có hoạt động sinh học yếu.
Từ đây có thể tính tốn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hàng năm ở huyện Tĩnh Gia (Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm [1]
STT Loại Đơn vị (Tấn/năm)
1 Phân đạm 1157,96
2 Phân lân 2214,5
3 Kaliclorua 593,2
4 Phân NPK 254,67
5 Thuốc BVTV 36,79
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cho cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nơng dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, đẩy giá hàng nơng sản lên cao.
Ngồi ra, dư lượng phân bón và thuốc BVTV làm suy thối môi trường đất, gây ra các loại dịch hại mới cho cây trồng với quy mô thiệt hại ngày một tăng. Điều
Trường và “Hóa học trong nơng nghiệp” của Dương Văn Đảm, Võ Minh Khả, Lê Trường, Phạm Việt Bằng. Theo các tác giả này “Một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại sinh vật thường cho năng suất sinh học cao và tương đối ổn định. Xét về các dịch hại cây trồng, trong những hệ sinh thái đa dạng về chủng loại, ngoài những mối quan hệ hỗ trợ, giữa các lồi cịn có những mối quan hệ cạnh tranh, ký sinh đối kháng, có tác dụng kìm hãm sự phát triển quá mức, sự bùng nổ về số lượng của một loài do vậy mà tránh được được những bệnh dịch lan tràn trên những vùng rộng lớn. Trong hệ sinh thái nông nghiệp luôn bị tác động của con người bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học”.
Khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ cây trồng, khơng ít trường hợp người ta quan sát thấy ở những vùng dùng thuốc chẳng những có sự giảm về số lượng cá thể trong các lồi sinh vật, mà cịn có sự giảm về số lượng lồi ở nơi đó. Thuốc BVTV càng được sử dụng nhiều lần trong một vụ, thời gian dùng thuốc càng kéo dài, quy mô dung thuốc càng rộng, nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn.
Sau một quá trình sử dụng thuốc BVTV ở một địa phương, thông thường trong tập đồn dịch hại chỉ có những lồi sâu, bệnh quan trọng là mau chóng hình thành tính chống thuốc vì việc dùng thuốc hóa học chỉ nhằm vào những lồi sâu, bệnh chính để tiến hành. Đơi khi trong q trình dùng thuốc, những dịch hại thứ yếu ở địa phương lại hình thành tính chống thuốc sớm và chúng đã trở thành những đối tượng nguy hiểm, gây hại nặng cho mùa màng [15].
Cịn trong sách “Hóa học trong nơng nghiệp” của tác giả Dương Văn Đảm, và những người khác miêu tả ảnh hưởng của phân bón hóa học đến mơi trường đất như sau: Trong khi kỹ nghệ hóa học sản xuất phân bón và chất cải tạo đất đang trên đà phát triển mãnh liệt thì các nhà nơng học và hóa học ngỡ ngàng và giật mình trước biểu hiện trái ngược bất ngờ trong thực tế sản xuất. Trong bài giảng ở trường đại học Lavan, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp Anđrê Voadanh (Andre’ Voisin) đã đánh tiếng trống báo động: “Tơi được biết có những nơng trang, đất bị kiệt đi và bị phá sản vì họ bán đi phần lớn, nếu khơng phải là toàn bộ, sản phẩm sản xuất ra mà không bù lại thích đáng các yếu tố dinh dưỡng bị lấy đi bằng phân
khống. Nhưng tơi cũng biết có những nơng trang bị phá sản vì họ đã mau chóng làm đất do bón q nhiều và khơng hợp lý phân hóa học. Cây và gia súc do mắc các lọai bệnh thiếu yếu tố mà không thể khai thác được nữa”. Công báo Pháp đã cơng bố các dịng sau đây “Ở nhiều nông trang người ta gặp bệnh bất dục gần hoàn toàn, ỉa chảy, viêm ruột, thọt, bệnh uốn ván do cỏ,…Nhuệ khí các nhà kinh doanh bị suy sụp và thông thường các nhà nông học hoạt động thích tiến bộ (ý nói bón nhiều phân hóa học) lại gặp khó khăn hơn” [6].
Nghiên cứu vùng trồng rau Đà Lạt các nhà nông học cũng thấy vài hiện tượng bất thường. Nông dân ở đây vài năm một lần phải bắt buộc xúc bỏ lớp đất mặt đồng canh tác và thay vào đó bằng đất đồi gần bên. Nguyên nhân chủ yếu là do họ bón nhiều phân hóa học và phun nhiều thuốc trừ sâu đến mức làm hỏng đất, không thể canh tác như cũ được nữa.
Sự có mặt một yếu tố có khi lại làm cho một yếu tố khác trở thành ít di động hơn hoặc khó tiêu. Khi bón vơi vào đất rất nhiều yếu tố vi lượng trong đất như mangan, sắt, kẽm, bo,…trở thành khó tiêu hơn. Mangan được chuyển từ hóa trị hai sang hóa trị bốn khó hịa tan. Sắt và kẽm chuyển thành các hydroxit kết tủa lại, cịn bo thì bị cố định ở dạng canxi borat.
Phân đạm làm giảm hoạt động của vi khuẩn cố định đạm nhưng lại tăng cường hoạt động của các loại vi khuẩn khác như các loại vi khuẩn phân giải xenlulo. Trái lại, clo có mặt trong nhiều loại phân lại ức chế hoạt động của hầu hết các nhóm vi khuẩn có lợi [6].
b. Mâu thuẫn giữa ngành nông nghiệp với ngành khác.
Trong sản xuất nông nghiệp huyện Tĩnh Gia hàng năm sử dụng một khối lượng lớn phân chuồng, phân bón hóa học, thuốc BVTV. Khi các chất dinh dưỡng trong các loại phân và thuốc BVTV bị rửa trôi mang theo các vi khuẩn gây bệnh cho con người và thủy sản, các hợp chất Nitrat và các chất dinh dưỡng khác gây nên hiện tượng phì dưỡng cho sơng và vùng biển ven bờ có quá nhiều dinh dưỡng cho rong rêu phát triển.
Đây là nguồn gây bệnh, dịch cho động vật thủy sinh, tạo ra những đợt dịch gây chết hàng loạt vật nuôi, gây thiệt hại về kinh tế cho những người nuôi trồng thủy sản. Ngồi ra, ơ nhiễm nguồn nước biển ven bờ làm xấu về cảnh quan, chứa nhiều mầm bệnh ngoài da. Từ đó, sức hút khách du lịch đến với địa phương giảm đi, hệ sinh thái biển bị biến đổi, đa dạng sinh học giảm.
Hình 3.6: Mâu thuẫn giữa hoạt động nông nghiệp với các ngành khác trong sử dụng
vùng ven biển huyện Tĩnh Gia
3.1.4 Mâu thuẫn giữa hoạt động cảng biển với các ngành khác
a) Khái quát phát triển hoạt động cảng biển huyện Tĩnh Gia