Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
Giới hạn phát hiện của thiết bị IDL: là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích cịn cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa so với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu nền. Đối với các quá trình trong thiết bị điện di, IDL được tính bằng nồng độ chất phân tích trong dung mơi cho tín hiệu gấp 3 lần nhiễu nền.
Giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL) là giá trị nồng độ thấp nhất của một chất cần phân tích có độ chính xác đến 99% và nồng độ chất cần phân tích lớn hơn 0
Giới hạn định lượng của phương pháp (MQL): là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu của nền.
Độ chính xác
Độ chính xác của phương pháp được đánh giá qua hai thông số: độ chụm và độ đúng. Độ chụm được đánh giá thông qua giá trị độ lặp lại và độ tái lặp.
Độ lặp lại là chênh lệch giữa các giá trị riêng lẻ xi và giá trị trung bình được tiến hành trên các mẫu thử giống hệt nhau, bằng một phương pháp phân tích, và trong điều kiện thí nghiệm giống nhau ( cùng người phân tích, cùng trang thiết bị, phịng thí nghiệm, trong khoảng thời gian ngắn). Độ lặp lại có thể xác định thơng qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD %) của thời gian di chuyển và diện tích pic khi thực hiện 7 phép phân tích lặp lại đối với các dung dịch chuẩn có nồng độ 10-HDA là 20 mg/L.
Độ tái lặp được tính là sự thay đổi của kết quả đo trên cùng một mẫu thử trong khoảng thời gian dài liên tiếp của cùng một thí nghiệm viên và cùng một phương pháp phân tích. Độ tái lặp có thể xác định thơng qua độ lệch chuẩn (SD) hoặc độ lệch chuẩn tương đối (RSD %) của các phép phân tích lặp lại trong 8 ngày liên tiếp cũng với mức nồng độ 10-HDA 20 mg/L. Đối với phương pháp CE, độ lặp lại thường được xác định đối với thời gian di chuyển và diện tích pic. Kết quả đo được tổng hợp và xử lý tính tốn qua phương pháp thống kê.
Cơng thức tính độ lệch chuẩn (SD) và độ lệch chuẩn tương đối (RSD %) như sau: 𝑆𝐷 = √∑(𝑠𝑖 − 𝑠𝑡𝑏) 2 𝑛 − 1 𝑆𝐷(%) =𝑆𝐷 𝑆𝑡𝑏× 100 Trong đó:
Si: là diện tích pic điện di thứ i
Stb: là diện tích pic trung bình của n lần chạy n: là số lần chạy lặp
Độ đúng (Độ thu hồi) của phương pháp
Độ đúng chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của dãy lớn các kết quả thí nghiệm và các giá trị quy chiếu được chấp nhận. Do đó, thước đo độ đúng thường đánh giá qua sai số tương đối hay bằng cách xác định độ thu hồi của mẫu thêm chuẩn vào nền sữa ong chúa tươi với mức nồng độ thêm tương đương 20 mg/L 10-HDA trong dung dịch bơm và mẫu thêm chuẩn vào nền sữa ong chúa đông khô dạng gel với mức nồng độ thêm tương đương 5 mg/L 10-HDA trong dịch bơm. Độ thu hồi thường được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn với cơng thức tính như sau :
H(%) =Cm+c − Cm
Cc 𝗑 100
Trong đó :
Cm+c : Nồng độ trong mẫu thêm chuẩn (mg/mL) Cm : Nồng độ trong mẫu (mg/mL)
Cc : Nồng độ chuẩn thêm (mg/mL)
So sánh với phương pháp HPLC
Mẫu sau khi được xử lí giống với phương pháp CE-C4D sẽ được bơm vào thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC 20AB Shimadzu và phân tích theo các điều kiện như sau : pha động sử dụng là hỗn hợp metanol / nuóc (55 : 45, v : v) được điều chỉnh đến pH = 2,5 bằng axit photphoric, tốc độ dòng pha động là 1 mL / phút theo chế độ đẳng dịng, cột phân tích RP-C18 : 25 cm x 4,6 mm x 5 µm ở nhiệt độ 38oC, 10-HDA được nhận biết tại bước sóng hấp thụ 210 nm.