Việc phát hiện chất trong CE được thực hiện nhờ detector. Một số detector thông dụng như detector đo quang (hấp thụ phân tử, huỳnh quang), điện hóa (đo dịng, đo thế, độ dẫn) và khối phổ. Trong đó, detector điện hóa loại đo độ dẫn, đặc biệt là detector đo độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (C4D) được sử dụng rộng rãi do có khả năng phân tích rộng và độ nhạy tốt.
Nguyên tắc thiết kế của detector độ dẫn không tiếp xúc là sử dụng hai điện cực hình ống đặt vịng quanh và khơng tiếp xúc với mao quản. Khi áp vào một hiệu điện thế, hai điện cực này sẽ đóng vai trị hai tụ điện cịn khối dung dịch trong mao quản giữa hai điện cực đóng vai trị điện mơi. Sự chênh lệch về giá trị điện trở sẽ tạo ra các tín hiệu đo. Tại đầu ra của điện cực thứ hai, tín hiệu sẽ được thu nhận đưa đến bộ khuếch đại và xử lý cho ra tín hiệu phân tích. Khi sử dụng detector này, tín hiệu của chất phân tích (pic) thu được là giá trị điện thế dưới dạng tín hiệu số. Việc hiển thị tín hiệu được thực hiện dễ dàng bằng các phần mềm ghi tín hiệu trên máy tính.
Hình 1.8. Cấu tạo detector đo độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (C4D)
1.3.2. Kỹ thuật bơm mẫu trong điện di mao quản
Có hai kĩ thuật bơm mẫu chủ yếu được sử dụng, bao gồm bơm mẫu kiểu thủy động học và bơm mẫu kiểu điện động học.
- Phương pháp thuỷ động học: dùng một áp suất khoảng 50 đến 300 mBar áp vào vùng mẫu ở đầu cột sau một thời gian t nhất định.
- Phương pháp thủy tĩnh (xy phông): dựa vào lực hút của trái đất, sự chênh lệch chiều cao giữa hai đầu mao quản tạo ra một lực đẩy dung dịch mẫu đi vào mao quản.
- Phương pháp điện động học: dựa vào tính chất điện di thẩm thấu khi có điện áp được cấp cho mao quản, người ta đã đưa mẫu vào mao quản chính bằng dịng điện di thẩm thấu EOF.