Dòng điện di thẩm thấu (EOF)
Dòng điện di thẩm thấu trong mao quản xuất phát từ lớp điện kép trên thành mao quản và chất điện li chứa trong nó. Với mao quản silica, các nhóm silanol (Si- OH) trên bề mặt mao quản có khả năng bị deproton hóa chuyển thành SiO- khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li, đặc biệt là trong môi trường kiềm. Đây là điều kiện để hình thành nên lớp điện kép, trong đó lớp di động nằm bên ngồi mang điện dương. Khi áp vào hai đầu mao quản một điện thế, lớp di động này di chuyển về phía cực âm với một vận tốc nhất định, tạo thành dòng, gọi là dòng EOF.
Độ lớn của dòng EOF tỉ lệ thuận với lực điện trường E do thế V đặt vào hai đầu mao quản, độ lớn của thế ξ, hằng số điện môi và tỉ lệ nghịch với độ nhớt của pha động điện di theo biểu thức sau:
vEOF = µEOF E=
ɛ ξ
(cm/s) (2) 4ȠΠ
Trong đó: ε: hằng số điện môi của dung dịch đệm ξ: thế zeta của lớp điện tích kép
Dịng EOF di chuyển từ cực dương sang cực âm, dưới tác dụng của điện trường, các cation di chuyển cùng chiều với dịng EOF do đó di chuyển nhanh hơn, ngược lại các anion di chuyển ngược chiều với dịng EOF do đó di chuyển chậm hơn cịn các phần tử trung hịa khơng chịu tác động của điện trường nên di chuyển cùng tốc độ với dòng EOF. Do vậy để có được hiệu quả tách cao, cần tìm được dịng EOF có cường độ phù hợp với chất phân tích, có nghĩa là phải tối ưu hóa các điều kiện của q trình điện di.
Hình 1.7. Lớp điện kép và tốc độ di chuyển của các ion trong EOF 1.3.1. Detector đo độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (C4D)