Mơ hình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 27 - 28)

Quản lý hoạt động KTNBTH được hiểu là những tác động có hệ thống,

khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình kiểm tra của Hiệu trưởng ở các cơ sở giáo dục.

1.3. Lý luận về kiểm tra nội bộ trường học

1.3.1. Vai trò và ý nghĩa của kiểm tra nội bộ trường học

KTNBTH là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý nhằm đảm bảo tạo lập mối liên hệ

Chủ thể quản lý Phương pháp quản lý Công cụ quản lý Khách thể quản lý Mục tiêu quản lý

ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong q trình quản lý nhà trường. KTNBTH là một cơng cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học trong nhà trường.

KTNBTH có tác động tích cực tới ý thức, hành vi và hoạt động của cán bộ, giáo viên và học sinh; nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Kiểm tra, đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng sẽ dẫn tới việc thực hiện tốt các yêu cầu tự kiểm tra của đối tượng.

Trong một chu trình quản lý, hoạt động kiểm tra là khâu thứ tư sau các khâu lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo nhưng đồng thời lại làm tiền đề cho một chu trình quản lý mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 27 - 28)