Hệ thống sư phạm nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 29 - 84)

* Nội dung của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Hiệu trưởng, với tư cách là thủ trưởng đơn vị, có trách nhiệm kiểm tra tồn bộ cơng việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả, những điều kiện, phương tiện của q trình dạy học và giáo dục, khơng loại trừ mặt nào. Song trên thực

KQ MT PP GV HS ND CSVC-TBDH

tế, KTNBTH cần tập trung vào các nội dung chính khơng tách rời nhau mà luôn liên quan chặt chẽ với nhau sau đây:

a/ Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục:

- Thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp và tồn trường: Duy trì sỹ số, tỷ lệ học sinh bỏ học, lên lớp, lưu ban,…

- Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch về số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục ở từng khối lớp và toàn trường.

b/ Hoạt động và chất lượng giáo dục:

- Thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục. - Chất lượng dạy học và giáo dục:

+ Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống.

Thực hiện đúng chương trình dạy đạo đức, GDCD ở các khối lớp thông qua các giờ lên lớp, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, cơng tác chủ nhiệm lớp,…

Việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm học sinh.

+ Chất lượng giáo dục văn hoá, khoa học - kỹ thuật.

Việc thực hiện kế hoạch dạy học theo chương trình, sách giáo khoa ở từng khối lớp.

Thực hiện quy chế chuyên môn, nền nếp dạy học: Thực hiện thời khoá biểu, giờ giấc, việc kiểm tra, chấm bài, cho điểm, đánh giá,...

Việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh; việc bồi dưỡng năng khiếu, phụ đạo giúp đỡ học sinh,…

Kết quả học tập của học sinh (Kiến thức, kỹ năng, thái độ) so với đầu vào. + Chất lượng giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề: Thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục, trình độ học sinh và kết quả.

+ Chất lượng giáo dục sức khoẻ, thể dục, vệ sinh và quốc phòng. + Chất lượng giáo dục thẩm mỹ.

c/ Xây dựng đội ngũ:

môn (Dự giờ thăm lớp, hội giảng, sử dụng và phân công giáo viên, nhân viên,…); công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ, nhóm chun mơn; vấn đề thực hiện chế độ chính sách, quy chế chuyên môn, cải thiện đời sống giáo viên,…

- Giáo viên: Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề, ý thức trách nhiệm, thực hiện quy chế chuyên môn, đảm bảo kết quả giảng dạy và giáo dục; tham gia đầy đủ các mặt công tác khác.

d/ Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp học, bàn ghế, bảng, ánh sáng, vệ sinh,... - Sử dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Trang thiết bị, đồ dùng dạy học; phịng chức năng, phịng bộ mơn, phịng thí nghiệm, thư viện, vườn trường, sân chơi, bãi tập,…

- Cảnh quan sư phạm của nhà trường: Cổng trường, tường rào, lối đi, vườn hoa, cây xanh, trang trí và sắp xếp lớp học đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh học đường,...

e/ Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng:

- Công tác kế hoạch (kế hoạch hoá): Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch chung và từng bộ phận cho cả năm, học kỳ, từng tháng, từng tuần.

Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá cơng tác kế hoạch của mình bao gồm: Thu thập, xử lý thơng tin, xác định mục tiêu và phân hạng ưu tiên; tìm phương án, giải pháp thực hiện mục tiêu; soạn thảo, thông qua, duyệt và truyền đạt kế hoạch.

- Công tác tổ chức - nhân sự: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, sử dụng cơ cấu bộ máy, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phối hợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân; lựa chọn, phân công cán bộ, giáo viên, cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết; khai thác tiềm năng của tập thể sư phạm và cá nhân cho việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Công tác chỉ đạo: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá việc nắm quyền chỉ huy; hướng dẫn cách làm, điều hồ phối hợp (Can thiệp khi cần thiết); kích

thích động viên; bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong hoạt động chỉ đạo các công tác cụ thể trong trường như:

+ Chỉ đạo dạy học và giáo dục trong và ngồi lớp, cơng tác lao động hướng nghiệp - dạy nghề, công tác phổ cập giáo dục.

+ Chỉ đạo công tác hành chính, quản trị trong trường:

Cơng tác văn thư hành chính, hành chính giáo vụ trong trường;

Hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, trong lớp học, của giáo viên và học sinh; Các chế độ công tác, sinh hoạt định kỳ của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ, nhóm, khối chun mơn, hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh;...

Thời khố biểu, lịch cơng tác hàng tuần, hàng tháng của trường,… + Chỉ đạo thi đua điểm và xây dựng điển hình.

+ Việc thực hiện dân chủ hố quản lý trường học: Thực hiện cơng khai về quản lý tài sản, tài chính, vốn tự có, tuyển sinh, lên lớp, tốt nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương.

+ Chỉ đạo và thực hiện việc kết hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể và huy động cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý nhà trường.

- Công tác kiểm tra: Thực hiện KTNBTH và tự kiểm tra một cách thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, động viên, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời.

- Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình; tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình theo Chuẩn hiệu trưởng để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người quản lý trường học.

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở

1.4.1. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường

phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-

* Vị trí: Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

* Trường trung học cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Ý nghĩa của quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở

Quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS là những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý.

Trong Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 "Hướng dẫn

về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào

tạo, tại chương IV: “Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan”, điều 16,

hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao; hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ” và điều 17, khoản 1 quy định trách nhiệm của cơ sở giáo

dục: “Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường

xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra nội bộ; thực hiện chế độ báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ theo quy định” [11].

Công tác quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện với chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS thì việc quản lý trực tiếp các trường THCS nói chung và quản lý hoạt động KTNB của các nhà trường nói riêng là chức trách của phịng. Vấn đề là, do vị trí, vai trị rất lớn của cơng tác KTNBTH trong giai đoạn hiện nay như đã trình bày ở phần trên thì đối với việc quản lý hoạt động KTNB trường THCS như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đặt ra?

1.4.3. Mục tiêu quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở

Mục tiêu là đích để ngắm vào hoặc đích cần đạt tới; là kết quả cần đạt được trong mỗi hành động. Mục tiêu của quản lý hoạt động KTNBTH ở các trường THCS là cái đích phải đạt tới của q trình quản lý, chỉ đạo KTNB. Nó được xem là trạng thái mong muốn, khả thi và cần thiết để ổn định, duy trì quá trình hoạt động KTNBTH cho phù hợp với thực tế của các đơn vị; đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Cấp phòng) điều chỉnh, phát triển quá trình hoạt động KTNBTH đáp ứng với xu thế đổi mới của cơng tác quản lý giáo dục.

Có một thực tế là, dù các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của các nhà trường có tổ chức thanh tra, kiểm tra đạt kế hoạch đề ra thì mỗi đơn vị từ ba

đến bốn năm mới được thanh tra, kiểm tra chuyên ngành một lần. Vì vậy, nếu các trường học không tổ chức làm tốt cơng tác KTNB thì chất lượng và hiệu quả sẽ có rất nhiều vấn đề bị ảnh hưởng như mất dân chủ, kỷ cương, mất nề nếp, chất lượng,... sẽ khơng được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời. Chính vì lẽ đó, với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục THCS thì phịng Giáo dục và Đào tạo cần coi việc quản lý hoạt động KTNB trường THCS là một đối tượng quan trọng trong cơng tác quản lý của mình.

1.4.4. Nội dung và phương pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở trường trung học cơ sở

Quá trình quản lý hoạt động KTNB gồm các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xác định nhu cầu quản lý hoạt động KTNB.

Nhu cầu quản lý hoạt động KTNB chính là nhu cầu phát triển, sự đòi hỏi nhằm thoả mãn mong muốn khát vọng của cấp trên, của chính các đơn vị và người đứng đầu đơn vị nhằm đạt được mục đích nhất định. Xác định nhu cầu quản lý hoạt động KTNB chính là xác định cái đã có, cái đang diễn ra và cái phải có trong tương lai của các đơn vị; từ đó đặt ra những nội dung và hoạt động quản lý cần thiết.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra.

Đó chính là thiết kế một tương lai mong muốn, xác lập các bước phải làm gì? Làm thế nào? Làm ở đâu? Ai làm? Bao giờ hoàn thành? Điều kiện để hoàn thành?...

Thứ ba, hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động KTNB.

Thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động KTNB gồm các công việc sau: Xác định chuẩn mực trong quản lý hoạt động KTNBTH (Chuẩn đánh giá nhà trường, chuẩn đánh giá hiệu trưởng, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá một giờ dạy, chuẩn đánh giá các hoạt động khác).

Tổ chức đo lường việc thực hiện nhiệm vụ của các nhà trường (Xây dựng lực lượng, quy trình kiểm tra, xử lý thông tin).

So sánh sự phù hợp của thành tích với các chuẩn mực xác định giá trị của các thành tích (Cả về mặt định tính và mặt định lượng).

Phát hiện kịp thời những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại trong thực tiễn; mức độ của các ưu, khuyết điểm; nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm;… của các đối tượng kiểm tra.

Ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.

Thứ tư, đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra.

Sơ - tổng kết đánh giá kết quả hoạt động KTNB là giai đoạn cuối cùng của công tác quản lý, chỉ đạo. Đây là đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra từ trước, qua đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định phù hợp với công tác KTNB.

Phương pháp quản lý giáo dục là tổng hợp những cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng và khách thể quản lý khi tiến hành các hoạt động quản lý để thực hiện những nhiệm vụ, chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý giáo dục đề ra.

Theo lý luận về khoa học quản lý, nếu phân loại theo phương thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ta có:

- Phương pháp hành chính. - Phương pháp kinh tế.

- Phương pháp tâm lý - xã hội. - Phương pháp giáo dục.

Trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo, phương pháp quản lý hoạt động KHNBTH là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục THCS nói riêng. Các phương pháp, biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS có liên quan ảnh hưởng, bổ sung lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý đã đề ra.

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở trường trung học cơ sở

Những yếu tố sau đây, ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả quản lý hoạt động KTNBTH ở các trường THCS.

* Yếu tố khách quan

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,

đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 29 - 84)