Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 84 - 90)

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNB cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng

Đổi mới phương thức chỉ đạo của phòng GD&ĐT đối với hoạt động kiểm tra nội bộ

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ CTV thanh tra và Hiệu trưởng trường THCS

Đổi mới nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS

Điều chỉnh kế hoạch của nhà trường sau khi có kết quả kiểm tra nội bộ

Nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNBTH của cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng được nâng lên, từ đó tham mưu hồn thiện, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị là tiền đề tốt cho việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; đổi mới nội dung chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác KTNB cũng như việc củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ CTV thanh tra và Hiệu trưởng các trường THCS.

Kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTNB trường THCS tuy không lớn, nhưng nếu không đáp ứng được sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động. Bởi vậy, kinh phí hoạt động là điều kiện cần để tiến hành thuận lợi các biện pháp nâng cao nhận thức và ý thức, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; đổi mới nội dung chỉ đạo tổ chức thực hiện; củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ làm công tác kiểm tra.

Hiệu quả đem lại từ những biện pháp này lại làm cơ sở cho việc tự điều chỉnh kế hoạch của các nhà trường và ngược lại.

Do đó, các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể phát huy hết được tác dụng của nó, giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của sự nghiệp giáo dục huyện nhà.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Quy trình khảo nghiệm

Để đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chúng tơi đã sử dụng quy trình khảo nghiệm sau:

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia dựa trên một số tiêu chuẩn như: Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng; có kiến thức chun mơn sâu, năng lực sư phạm tốt; có kiến thức cơ bản và nghiệp vụ thanh, kiểm tra vững vàng;…

Trên cơ sở đó lựa chọn và giới thiệu các chuyên gia: 03 chuyên gia là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo; 25 chuyên gia là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS và 30 chuyên gia là CTV thanh tra, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trung học cơ sở của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tổng số 58 chuyên gia.

Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý dữ liệu.

- Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất được đánh giá theo 3 mức độ: rất cấp thiết (3 điểm), cấp thiết (2 điểm), không cấp thiết (1 điểm).

- Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được đánh giá theo 3 mức độ: rất khả thi (3 điểm), khả thi (2 điểm), không khả thi (1 điểm).

Q trình xử lí dữ liệu được thực hiện như sau:

- Tính điểm tỷ lệ ý kiến đánh giá ở từng mức độ cấp thiết (hoặc khả thi) của từng biện pháp.

- Tính điểm trung bình cộng của mức độ cấp thiết (hoặc khả thi) đối với từng biện pháp.

- Xếp thứ bậc các biện pháp theo mức độ cấp thiết và mức độ khả thi. - Sử dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman để đánh giá mức độ tin cậy của kết quả các dữ liệu thu thập được.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

* Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 58 chuyên gia về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.1: Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

TT Biện pháp Số lượng Điểm X Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ko cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Ko cấp thiết 1 Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNB cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng.

28 30 0 84 60 0 1.64 3

2

Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động KTNB.

22 35 1 66 70 1 1.56 6

3

Củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ CTV thanh tra và Hiệu trưởng các trường THCS.

37 21 0 111 42 0 1.74 1

4

Đổi mới nội dung tổ chức thực hiện công tác KTNB trường THCS.

26 30 2 78 60 2 1.59 4

5

Chỉ đạo sử dụng phù hợp nguồn kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động KTNB trường THCS.

22 36 0 66 72 0 1.57 5

6

Chỉ đạo việc tự điều chỉnh kế hoạch của nhà trường sau khi có kết quả kiểm tra nội bộ.

31 27 0 93 54 0 1.67 2

Kết quả khảo sát cho thấy: Mặc dù thứ bậc có khác nhau nhưng đại đa số chuyên gia được hỏi cho rằng các biện pháp đề xuất là rất cấp thiết và cấp thiết; chỉ có 3 ý kiến được hỏi cho rằng khơng cấp thiết, tập trung vào biện pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động KTNB và đổi mới nội dung tổ chức thực hiện công tác KTNB trường THCS. Điều đó bước đầu chứng tỏ những biện pháp đề xuất trong luận văn đều có tính cấp thiết, phù hợp với u cầu đổi mới hiện nay.

* Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 58 chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

TT Biện pháp Số lượng Điểm y Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ko khả thi Rất khả thi Khả thi Ko khả thi 1 Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNB cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng

25 32 1 75 64 1 1.59 3

2

Đổi mới phương thức chỉ đạo của phòng GD&ĐT đối với hoạt động KTNB

TT Biện pháp Số lượng Điểm y Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ko khả thi Rất khả thi Khả thi Ko khả thi 3 Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ CTV thanh tra và Hiệu trưởng các trường THCS

34 24 0 102 48 0 1.70 2

4

Đổi mới nội dung hoạt động KTNB trường THCS 24 32 2 72 64 2 1.57 4 5 Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động KTNB trường THCS

22 35 1 66 70 1 1.56 5

6

Điều chỉnh kế hoạch của nhà trường sau khi có kết quả kiểm tra nội bộ

39 19 0 117 38 0 1.76 1

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy: Đại đa số chuyên gia được hỏi cho rằng các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi. Chỉ có 5 ý kiến cho rằng các biện pháp là không khả thi. Điều đó bước đầu cho thấy những biện pháp đề xuất trong luận văn đều có tính khả thi, cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS đang đặt ra cho các nhà trường.

* Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp:

Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp X Y Thứ bậc X Thứ bậc Y D (X -Y ) D 2 1 1 1.64 1.59 3 3 0 0 2 2 1.56 1.55 6 6 0 0 3 3 1.74 1.70 1 2 -1 1 4 4 1.59 1.57 4 4 0 0 5 5 1.57 1.56 5 5 0 0 6 6 1.67 1.76 2 1 1 1

Nhận xét: Sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp thu được ta có kết quả sau:

R = 2 2 2 2 6 6.2 1 1 ( 1) 6(6 1) 0,885714 D N N       

Kết quả nhận được R = 0,885714 cho phép ta kết luận: Mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ; mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất thống nhất với nhau hay các biện pháp mà luận văn đưa ra là phù hợp và có độ tin cậy.

1,4 1,45 1,5 1,55 1,6 1,65 1,7 1,75 1,8 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)