So sánh giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 90 - 104)

Tính cấp thiết Tính khả thi

Tóm lại, với kết quả khảo nghiệm nêu trên đã chứng tỏ các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình mà luận văn nghiên cứu và đề xuất là cấp thiết, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác KTNBTH cũng như thực trạng hoạt động KTNB, dựa trên những nguyên tắc cơ bản, chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáu biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Các biện pháp đề xuất sau khi nghiên cứu tính hợp lý và tính khả thi đã được xây dựng theo một cấu trúc thống nhất: Xác định rõ mục đích, xây dựng nội dung, đưa ra các biện pháp thực hiện và đề nghị các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện. Những biện pháp này có thể khơng mới so với nhiều trường trên các địa bàn khác, nhưng đây là kết quả của quá trình điều tra khảo sát ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và nhận thấy nó phù hợp với thực tế.

Kết quả khảo nghiệm bước đầu đã chứng minh các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, đồng thời có tính hợp lý và khả thi cao. Nếu được thực hiện một cách đồng bộ và khoa học sẽ tạo được những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo KTNB ở các trường THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Qua nghiên cứu lý luận có thể khẳng định

Kiểm tra là một khâu có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý. KTNB là một chức năng cơ bản của q trình quản lý trường học, mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và của ngành. KTNBTH cũng là hoạt động nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng nhà trường dưới sự quản lý chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan chuyên môn là phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình ấy, Hiệu trưởng vừa là người thiết kế, vừa là người thi công kế hoạch KTNB của đơn vị mình. Do đó, Hiệu trưởng cần phải nắm vững cơ sở khoa học, nắm chắc các phương pháp, biện pháp, kỹ năng; thực hiện việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ nhóm với những yêu cầu cụ thể để tiến hành việc kiểm tra một cách hiệu quả nhất.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho thấy

Cơng tác KTNB ở các trường THCS trong những năm qua ở huyện Vũ Thư đã được tổ chức thực hiện khá nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng; đồng thời thúc đẩy hoạt động dạy và học, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường theo hướng kỷ cương nghiêm, chất lượng thực.

Bên cạnh đó, cũng cịn có một số Hiệu trưởng chưa xác định đúng đắn vai trị, vị trí, ý nghĩa của cơng tác KTNBTH, cịn phó thác cho Phó hiệu trưởng. Vì thế, hoạt động KTNB ở một số đơn vị khơng khỏi có phần mang tính hình thức, triển khai chưa thật thường xuyên, đầy đủ, mới chỉ tập trung nhiều vào kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và một vài chuyên đề về chuyên môn,…

1.3. Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng chúng tôi đề xuất sáu biện pháp quản lý sau đây

Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với

hoạt động kiểm tra nội bộ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng.

Biện pháp thứ hai: Đổi mới phương thức chỉ đạo của phòng Giáo dục và

Đào tạo đối với hoạt động kiểm tra nội bộ.

Biện pháp thứ ba: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ

CTV thanh tra và Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở.

Biện pháp thứ tư: Đổi mới nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ trường

trung học cơ sở.

Biện pháp thứ năm: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, trang thiết bị

cho hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở.

Biện pháp thứ sáu: Điều chỉnh kế hoạch của nhà trường sau khi có kết

quả kiểm tra nội bộ.

1.4. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao

Như vậy, việc tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Do thời gian nghiên cứu đề tài và năng lực bản thân còn hạn chế, song với sự hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn, với sự công tác của các đơn vị và cá nhân có liên quan và sự cố gắng của bản thân, chúng tơi tự đánh giá, mục đích của đề tài đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện. Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS nói riêng cũng như kinh nghiệm tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ trường học nói chung cho những đơn vị có điều kiện khách quan và chủ quan tương tự, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu

quả quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS nói riêng, học sinh phổ thơng nói chung.

2. Khuyến nghị

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TKNB ở các trường THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chúng tơi có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ, công tác thanh tra đã được chú ý đúng mức song với công tác kiểm tra nội bộ thì chưa thấy đề cập tới nhiều. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những định hướng chung cho công tác KTNBTH để các cấp quản lý giáo dục và Hiệu trưởng các nhà trường thuận lợi trong quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Tham mưu Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi ngành với đội ngũ cán bộ cơng tác từ Bộ, Sở đến Phịng Giáo dục và Đào tạo - những “nhà giáo” làm công tác quản lý; đội ngũ CTV thanh tra giáo dục, nhất là lực lượng thực hiện nhiệm vụ KTNB ở các nhà trường.

2.2. Đối với các cơ sở đào tạo trình độ sư phạm

Các khoa Quản lý giáo dục của các trường Sư phạm, các trường Cán bộ quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương cần nghiên cứu sâu hơn nữa về khoa học quản lý giáo dục, xây dựng chương trình dành một phần thời lượng tương xứng đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản nghiệp vụ công tác thanh, kiểm tra, đặc biệt là hoạt động KTNBTH để khi tốt nghiệp ra trường sinh viên, học viên được trang bị kiến thức cơ bản để có thể tham gia hiệu quả vào hoạt động thanh, kiểm tra.

2.3. Đối với UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND tỉnh cần chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì thống nhất, phối hợp và phân định giữa các kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm của Thanh tra tỉnh,

Thanh tra Sở và Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố để tránh chồng chéo, trùng lặp làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thường xuyên của đối tượng thanh, kiểm tra. Có cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động thanh, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục được thường xuyên, hiệu quả.

Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, nâng cao chất lượng và năng lực quản lý của các cấp về cơng tác thanh, kiểm tra nói chung và quản lý hoạt động KTNBTH nói riêng. Nghiên cứu, xây dựng và biên soạn tài liệu hướng dẫn về KTNBTH bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ, giáo viên để thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới, đặc biệt là những vấn đề mới, trọng tâm trong công tác thanh, kiểm tra, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.5. Đối với UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo

UBND huyện cần có sự tham mưu và chỉ đạo thống nhất giữa Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phịng Tài chính và Kế hoạch, Phịng Giáo dục và Đào tạo trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và lực lượng làm công tác kiểm tra trong các nhà trường. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác thanh, kiểm tra nói chung, hoạt động KTNBTH nói riêng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ khuyến khích cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần phải chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền để các ban ngành, đoàn thể, các nhà trường nhận thức đúng về công tác thanh, kiểm tra, về hoạt động KTNBTH. Tổ chức nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên và có các văn bản hướng dẫn tăng cường chỉ đạo Hiệu trưởng tiến hành KTNB; thường xuyên kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra. Định kỳ sơ - tổng kết thực tiễn hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, biểu dương khen thưởng và phổ biến kinh nghiệm các điển hình làm tốt, đồng thời có hình thức

kỷ luật đối với các đơn vị buông lỏng hoạt động này. Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục trên địa bàn.

2.7. Đối với các trường THCS

Phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí, chức năng của KTNBTH, xác định rõ thực trạng, đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc.

Xây dựng kế hoạch KTNBTH, xây dựng chuẩn đánh giá trên cơ sở cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn của cấp trên, có vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị.

Lựa chọn các giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện kế hoạch thường xuyên, nghiêm túc, đồng bộ theo một quy trình đã được kiểm định qua thực tiễn hoạt động nhằm duy trì kỷ cương, nề nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

Tăng cường cơng tác tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ kiểm tra cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động KTNBTH để có thể vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên mơn vừa hồn thành tốt hoạt động kiểm tra, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Phải kết hợp khéo léo hoạt động kiểm tra của Hiệu trưởng với hoạt động tự kiểm tra của các bộ phận, tổ chức và từng cán bộ, giáo viên, nhân viên; đồng thời có những biện pháp thích hợp trong việc xử lý các kết quả kiểm tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Afanaxep.A.G (1979), Con người trong quản lý xã hội, NXB Khoa học

và Xã hội, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004

của Ban Bí thư Trung ương về Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Hội nghị lần thứ 8, Nghị quyết số

29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng

u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường

cán bộ QLGD, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định 04/2000/QĐ-GD&ĐT ngày

01/03/2000 về Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn số 3040/BGD&ĐT-TCCB

ngày 14/4/2006 về Hướng dẫn một số điều trong quy chế đánh giá, xếp

loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu nghiệp vụ thanh tra giáo dục.

8. Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày

22/10/2009 Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường

trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

9. Bợ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT

22/10/2009 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo

viên trung học phổ thông.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày

28/3/2011 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

12. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên

mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

13. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý,

Đại học Vinh.

14. Chính phủ (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 Quy

định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

15. Chính phủ (2013), Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 Về tổ

chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

16. Cônđacôp M.I (1984), Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục, Trường Cán

bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục.

17. C.Mác và Ph.Ăng-ghen - Tập 23 (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Sự

thật, Hà Nội.

18. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo

dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học - Tập 2, NXB

Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (2001), Giáo dục học đại cương,

NXB Giáo dục.

23. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.

24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản giáo dục,

25. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Viết Vượng (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Đại học Sư phạm Hà Nội.

27. Trần Quốc Thành (2013), Đề cương bài giảng đổi mới lãnh đạo và quản

lý nhà trường, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

28. Hà Thế Truyền (2006), Kiểm tra - Thanh tra và đánh giá trong giáo dục,

Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

29. Từ điển tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Viện

Ngôn ngữ, Hà Nội - Đà Nẵng.

30. Zimin P.V - Kônđacôp M.I - Xaxeđôtôp N.I (1995), Những vấn đề về

PHỤ LỤC

Các mẫu phiếu trắc nghiệm, khảo sát trong quá trình nghiên cứu.

* Phiếu trắc nghiệm số 1: Nhận thức chung về hoạt động KTNBTH của

đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 90 - 104)